Hoàn phong thấp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp
( Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an )
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Hoàn phong thấp.
Đóng gói: Lọ 10 viên hoàn x 8g.
Nơi sản xuất: Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an.
Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần của Hoàn phong thấp Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Hoàn phong thấp được bào chế từ các dược liệu: Hy thiêm, Hà thủ ô đỏ, Huyết giác, Ngũ gia bì gai, Thương nhĩ tử, Thiên niên kiện, Ngưu tất, Thổ phục linh, Hoài sơn
Hy thiêm
Có tác dụng trừ phong thấp, lợi khớp, giải độc, chữa chân tay tê bại, miệng mắt méo lệch, bán thân bất toại, phong thấp cấp tính và mạn tính, hạ huyết áp, an thần, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, chữa ung nhọt độc, vết thương ngoài da.
Hà thủ ô đỏ
Theo Y học cổ truyền, hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, tính hơi ôn, tác dụng giúp bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện… Ngoài ra, hà thủ ô còn giúp trị can thận âm hư, huyết hư, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, ù tai điếc tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, táo bón, hội chứng lỵ mãn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch…
Huyết giác
Có tác dụng lợi máu, hoạt huyết, lợi khí, còn được dùng chữa các vết thương gây nên do máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bong gân, đau nhức xương,… Dùng huyết giác cùng các vị thuốc khác sắc uống hoặc ngâm huyết giác với rượu để xoa bóp phần đau.
Ngũ gia bì gai
Có vị cay, đắng, tính mát, quy vào 3 kinh can, phế, thận. Có tác dụng trừ phong thấp, thanh nhiệt giải độc, mạnh gân cốt, thư cân. Được dùng làm thuốc bổ, làm mạnh gân xương, chữa thấp khớp, lưng gối mỏi đau, trẻ con chậm biết đi, nam giới dương sự kém, phụ nữ ngứa âm hộ, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt.
Thương nhĩ tử
còn có tên thường gọi khác là Ké đầu ngựa. Trong Y học cổ truyền, Thương nhĩ tử được dùng với tác dụng điều trị các bệnh đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi, đau nhức xương khớp. Đặc biệt, vị thuốc này được dùng phổ biến để điều trị viêm xoang.
Thiên niên kiện
Hỗ trợ điều trị phong tê thấp, đau mỏi cổ,vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay hoặc co quắp, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi, gai đốt sống, vôi hóa đốt sống, trị bệnh đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, giúp giảm tình trạng đau bụng kinh. Ngoài ra, tinh dầu thiên niên kiện có mùi thơm dịu nhẹ được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa.
Ngưu tất
Có tác dụng bổ can thận, hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, mạnh gân cơ, kích thích tiểu tiện. Trong Y học cổ truyền, ngưu tất thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh chảy máu dạ con, đau bụng kinh, bế kinh, bí tiểu, phong hàn tê thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi…
Công dụng của hoàn phong thấp
Bổ huyết, tử phong.
Hỗ trợ điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay.
Giúp giảm các triệu chứng của các bệnh lý về xương khớp như: gout, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm…
Tăng cường khả năng lưu thông máu, tăng tiết dịch tại các ổ khớp, giúp các khớp cử động linh hoạt và trơn tru hơn.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương, giúp xương khỏe mạnh và vững chắc.
Hướng dẫn sử dụng Hoàn phong thấp của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Khi sử dụng hoàn phong thấp nên uống cùng với nước ấm để tăng hấp thu và đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối tượng sử dụng Hoàn phong thấp của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Bệnh nhân bị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay.
Người mắc bệnh Gout, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm.
Ưu điểm của Hoàn phong thấp của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Có thành phần là dược liệu từ thiên nhiên, an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh về việc cải thiện các bệnh lý về xương khớp.
Giá cả phù hợp với người bệnh.
Lưu ý khi sử dụng Hoàn phong thấp của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Sản phẩm này không dùng cho người dưới 18 tuổi.
Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Không nên ăn thịt đỏ như: thịt heo, thịt bò, thịt dê,… và thịt đã qua chế biến: giăm bông, xúc xích, thịt xông khói,… vì những loại thịt này thúc đẩy quá trình sản xuất interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine – các dấu hiệu viêm trong cơ thể.
Hạn chế các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai. Vì chúng góp phần làm tăng tình trạng viêm ở người bệnh. Đó là do chúng chứa chất béo bão hòa – tác nhân gây viêm.
Không uống rượu. Vì rượu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp. Ngoài ra, khi đang uống thuốc điều trị viêm khớp mà uống rượu, sẽ gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn, uống rượu khi đang dùng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen và naproxen có thể gây chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày; uống rượu khi dùng acetaminophen, leflunomide (Arava) hoặc methotrexate gây hại cho gan…
Không ăn nội tạng động vật: Tim, gan, bao tử động vật. Vì chứa nhiều photpho, ăn nhiều sẽ khiến người bệnh cảm nhận rõ rệt các cơn đau khớp. Không chỉ vậy, họ còn bị tình trạng sưng to tại đầu gối và mắt cá chân, đi lại khó khăn vì đau nhức kéo dài.