SINH LÝ GIẤC NGỦ

Trang / SINH LÝ GIẤC NGỦ

SINH LÝ GIẤC NGỦ

SINH LÝ GIẤC NGỦ

Trong 50 năm qua, khoa học đã hiểu thêm nhiều về cơ chế giấc ngủ. Nhờ nghiên cứu sóng não đồ, các nhà ngiên cứu y học biết được giấc ngủ các các chu kỳ và giai đoạn lặp đi lặp lại. Không những không hoạt động chậm lại mà vào một số giai đoạn của giấc ngủ, nào còn hoạt động rất mạnh. Để ngủ ngon, người ta trải qua những chu kỳ trên ít nhất bốn lần mỗi đêm và mỗi chu kỳ phải đủ dài..

Giai đoạn Ru ngủ và ngủ nông

Ở giai đoạn này, cơ thể dần chuyển sang trạng thái ngủ nông và có thể dễ dàng bị đánh thức. Khi bị đánh thức ở giai đoạn này, bạn thường nhớ những hình ảnh không rõ ràng, một số người có thể bị co giật đột ngột, cảm giác giống bạn đang rơi trước đó.

Giai đoạn này chiếm khoản 50% thời gian ngủ. Lúc này, mắt ngừng chuyển động và hoạt động của não trở nên chậm hơn.

Giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn Ngủ sâu và ngủ rất sâu

Ở giai đoạn này sóng não hoạt động rất chậm, thi thoảng xen kẽ với các đợt sóng nhanh. Nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều giảm, hệ thống xương khớp, cơ cũng giãn ra và chùng xuống.

Đây là giai đoạn quan trọng bởi cơ thể được nghỉ ngơi hoàn toàn. Nếu bị đánh thức ở giai đoạn này, bạn thường cảm thấy choạng vạng, bơ vơ, mất phương hướng. Phải mất một vài phút sau đó não bộ mới có thể hoạt động trở lại bình thường.

Giai đoạn 5 – Ngủ mơ

Giai đoạn ngủ mơ còn được gọi là REM (rapid eye movement), chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Lúc này, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều tăng lên, nhãn cầu chuyển động nhanh qua lại, trong khi cơ tay chân tạm thời không hoạt động. Những giấc mơ thường xuất hiện trong giai đoạn này.

Nếu thức dậy ở giai đoạn REM, bạn có thể nhớ lại những giấc mơ, những câu chuyện dường như vô lý xảy ra trong não bộ… Cuối giai đoạn REM, cơ thể thường thức giấc tạm thời vài phút sau đó lại nhanh chóng lặp lại chu kỳ giấc ngủ cho tới sáng.

Điều gì khiến cơ thể bạn buồn ngủ

Dường như có yếu tố phối hợp tạo nên chu kỳ thức-ngủ. Một trong các yếu tố đó là hóa chất trong não. Một khối tế bào thần kinh trong não dường như cũng ảnh hưởng đến chu kỳ này. Chiếc “đồng hồ” này nằm gần nơi hai dây thần kinh thị giác giao nhau. Chính vì vậy mà lượng ánh sáng có ảnh hưởng đến cảm giác buồn ngủ. Ánh sáng khiến bạn tỉnh giấc, còn bóng tối có tác dụng ru ngủ.

Một yếu tố nữa là thân nhiệt. Khi thân nhiệt lên đến mức cao nhất- thường vào khoảng giữa buổi sáng và giữa buổi tối- là lúc bạn tỉnh táo nhất. Thân nhiệt càng thấp, bạn càng cảm thấy buồn ngủ.

Làm thế nào để có giấc ngủ ngon?

– Dựa trên những kiến thức về chu kỳ giấc ngủ, tất cả những gì chúng ta cần làm để ngủ ngon, ngủ sâu là tuân thủ 3 nguyên tắc tối ưu cho các giai đoạn của giấc ngủ: Giảm thời gian ru ngủ và ngủ nông, tăng thời gian ngủ sâu và ngủ rất sâu, tối ưu hóa thời gian ngủ mơ tích cực.

Để tránh tình trạng mệt mỏi, uể oải khi thức giấc, bạn cần điều chỉnh giờ đi ngủ và giờ thức giấc của mình phù hợp sao cho thời điểm bạn thức giấc cũng chính là thời điểm 1 chu kỳ của giấc ngủ kết thúc.

– Tránh xa các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh. Loại ánh sáng phát ra từ màn hình điện thoại, máy tính chính là 1 nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trung bình chúng ta ngồi trước màn hình khoảng 10,5 giờ. Ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng tới hormone điều chỉnh giấc ngủ melatonin và khiến cho não luôn trong trạng thái “nửa tỉnh nửa mê” thay vì ở trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn.

– Điều chỉnh nhiệt độ phòng. Chuyên gia giấc ngủ cho biết, nhiệt độ phòng khoảng 22 -23 độ C là thích hợp nhất để có giấc ngủ ngon.

– Nếu sử dụng các biện pháp trên vẫn chưa có giấc ngủ ngon, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ để ổn định lại giấc ngủ. Một số sản phẩm có hiệu quả như Định Tâm An Giấc, Seduta Plus của Học viện Quân Y đã được người dùng tin tưởng, bạn có thể tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ĐỊNH TÂM AN GIẤC – ngủ ngon giấc, tinh thần minh mẫn

SEDUTA PLUS – ngủ ngon, giảm căng thẳng lo âu

ÍCH TRÍ KIỆN NÃO CM8 – hoạt huyết dưỡng não

LAROXEN – giảm stress, cho giấc ngủ ngon

Trả lời