Huyết phủ trục ứ hoàn Viện YHCT Quân đội
Hoạt huyết, trục ứ, sinh tân
Thông tin sản phẩm:
– Tên sản phẩm: Huyết phủ trục ứ hoàn.
– Đóng gói: hộp 10 viên hoàn mềm, mỗi viên 8,5g.
– Nơi sản xuất: Viện y học cổ truyền quân đội
– Hạn sử dụng: chi tiết trên bao bì.
Huyết phủ trục ứ hoàn gồm những mẫu nào?
Huyết phủ trục ứ thang là bài thuốc cổ phương nổi tiếng với tác dụng hoạt huyết hoá ứ, hành khí chỉ thống hiệu quả trong điều trị các chứng huyết ứ. Bài thuốc được nhiều đơn vị khám chữa bệnh YHCT, các phòng khám Đông Y vận dụng gia giảm thành chế phẩm hoặc thang thuốc trong điều trị cho bệnh nhân và đặt tên gần giống với tên bài thuốc gốc.
Tại viện YHCT Quân đội, bài thuốc được gia gỉam và bào chế với tên Huyết phủ trục ứ hoàn, dạng viên hoàn mềm. Trên hộp có dán 2 tem bạc hình tròn ở 2 bên để nhận diện sản phẩm của viện.
Giới thiệu về viện y học cổ truyền quân đội:
Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội, là đơn vị đầu ngành về y học cổ truyền trong toàn quân và là một trong năm cơ sở y học cổ truyền lớn nhất Việt Nam với các y bác sĩ đầu nghành y học cổ truyền chuyên nghiên cứu và sản xuất thuốc Đông y an toàn, hiệu quả.
Thành phần Huyết phủ trục ứ hoàn – Viện y học cổ truyền Quân đội
Công thức cho 1 viên hoàn mềm 8,5g:
Đương quy ………………………. 0,54g
Đào Nhân ………………………… 0,72g
Hồng hoa …………………………. 0,54g
Sinh địa ……………………………. 0,54g
Xích thược …………………………. 0,36g
Sài hồ ………………………………. 0,18g
Xuyên khung …………………….. 0,26g
Chỉ xác …………………………….. 0,36g
Cát cánh …………………………… 0,26g
Cam thảo ………………………….. 0,18g
Ngưu tất …………………………… 0,54g
Tá dược vừa đủ …………………. 8,5g
Ngưu tất
Ngưu tất hay còn được gọi là hoài ngưu tất, cây cỏ xước,… là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước ở Trung Quốc. Ngưu tất có nguồn gốc ở vùng Đông Bắc Trung quốc hoặc Nhật Bản. Cây đã được thuần hóa và trồng từ lâu đời ở những nước này. Ngưu tất là cây ưa sáng và ưa ẩm. Cây có hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Theo y học cổ truyền, ngưu tất có vị chua, đắng và tính bình tác dụng vào hai kinh can và thận. Do đó cây ngưu tất nam có tác dụng trị đau lưng gối, mỏi gân xuơng; bế kinh, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp…
Đào nhân
Đào là loài cây ăn quả và cây cảnh được trồng rất nhiều nơi ở nước ta. Vào mùa thu sau khi cây đơm hoa kết trái cho quả chín người ta lấy quả để ăn. Sau khi sử dụng làm trái cây ăn quả bỏ lại hạt đập vỡ vỏ lấy nhân bên trong đem phơi khô thứ thu được chính là vị thuốc Đào nhân. Theo y học cổ truyền, Đào nhân có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết thông kinh, thông tiện, giáng áp, chỉ khái. Hạt đào có tác dụng chủ trị vô kinh, mất kinh, sưng đau do chấn thương, táo bón. Lá đào có vị đắng tính bình, có tác dụng tán kết tụ, giảm đau, lợi tiểu.
Sài hồ
Sài Hồ (Sài hồ bắc) có tên khoa học là Bupleurum chinesnis DC., thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Sài hồ là cây thân thảo, sống lâu năm. Rễ nhỏ, mảnh, hình trụ, ít phân nhánh. Thân mọc thẳng, nhỏ, đôi khi phân nhánh, hình chữ chi, nhẵn và có màu lục vàng nhạt. Bộ phận dùng làm dược liệu của Sài hồ là rễ. Thu hái quanh năm, làm sạch đất cát, phơi hay sấy khô. Theo y học cổ truyền, Sài hồ có tính mát, vị đắng, mùi thơm, quy vào kinh can, đởm, tâm bào và tam tiêu, có tác dụng hạ sốt, giải cảm, thông khí, nhuận gan, sáng mắt, trừ sốt rét. Trong đông y, Sài hồ được dùng trong chữa sốt cao, đau đầu, chóng mặt, sốt thương hàn, sốt rét, ngực bụng đầy trướng, rối loạn kinh nguyệt.
Chỉ xác
Chỉ xác (xuyên chỉ xác) có tên khoa học là Citrus aurantium L., họ Rutaceae (Cam). Là quả bánh tẻ của cây cam (hái lúc gần chín), ngoài ra nguồn dược liệu còn được lấy từ cây thuộc chi Citrus họ cam Rutaceae. Chỉ xác có hình bán cầu, vỏ ngoài màu nâu hoặc nâu thẫm, ở đỉnh có những điểm túi tinh dầu dạng hạt trũng xuống, thấy rõ có vết vòi nhụy còn lại hoặc vết sẹo của cuống quả. Múi khô, nhăn nheo, có màu nâu đến nâu thẫm, trong có hạt. Mùi thơm, vị đắng, hơi chua. Dược liệu này chứa một số thành phần hóa học hữu ích với tác dụng tiêu đờm, lợi tiểu, chống dị ứng.
Xuyên khung
Xuyên khung có nhiều tên gọi khác nhau như dược cần, tây khung,… là thực vật thân thảo lớn, sống lâu năm, có thân thẳng, bên trong rỗng ruột. Một số tài liệu phân tích tên gọi của chúng: “Xuyên” là tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), “khung” là cao, “cùng” là chỗ cuối cùng. Do đó, vị thuốc có xu hướng chuyên trị các chứng thuộc phần trên cơ thể. Đây là loài cây của vùng ôn đới ấm, khả năng thích nghi cao. Đặc biệt, loài sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới. Theo Y học cổ truyền, chỉ xác có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, quy kinh Can, Đởm, Tâm bào. Có công dụng hành khí, hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, giảm đau, trừ phong…
Công dụng của huyết phủ trục ứ hoàn
Khi tuổi càng cao thì càng gặp nhiều các vấn đề về sức khỏe nhất là thiếu máu lên não gây ra các tình trạng như đau đầu, mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, Viện y học cổ truyền quân đội đã nghiên cứu và sản xuất ra huyết phủ trục ứ hoàn có công dụng hoạt huyết chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu cơ tim, thoái hóa cột sống, đau khớp, bế kinh, thống kinh, làm đẹp da.
Hướng dẫn sử dụng huyết phủ trục ứ hoàn
Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì chúng ta nên sử dụng theo cách sau: uống 1 ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối, mỗi lần uống 1 viên, sau khi ăn 30 phút.
Đối tượng sử dụng huyết phủ trục ứ hoàn
- Người bị thiếu máu lên não, đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiền đình
- Dùng cho người bị thoái hóa xương khớp, đau khớp, làm việc nặng nhọc
- Phụ nữ bị tắc kinh, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
- Người bị thiếu máu, huyết áp thấp.
Huyết phủ trục ứ hoàn có những ưu điểm gì?
Huyết phủ trục ứ hoàn là 1 sản phẩm do bệnh viện y học cổ truyền quân đội nghiên cứu và bào chế. Thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn và lành tính, ít tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Giá thành của sản phẩm khá hợp lý, nên phù hợp với nhiều đối tượng.
Khi sử dụng Huyết phủ trục ứ hoàn cần lưu ý những gì?
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Không dùng cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông như aspirin, warfarin, heparin,…
- Người có tiền sử bị rối loạn đông máu
- Bệnh nhân đang bị xuất huyết dạ dày, loét dạ dày tá tràng.
- Nên uống sau ăn sáng và tối 30 phút
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
-
Nên ăn các loại rau lá xanh như:
- cải xanh, cải bó xôi, rau cần tây, bí ngô, cà rốt… đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và các khoáng chất như sắt, kẽm giúp làm tăng tuần hoàn máu, tăng cường khả năng trao đổi chất với tế bào.
- Ăn các loại trái cây như lựu, dâu tây, mâm xôi, nho, mận… sẽ giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu sắt, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
- Ăn các thực phẩm như trứng, thịt bò vì có chứa nhiều vitamin nhóm B: B6, B12, acid folic ( vitamin B9 ) giúp tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, hỗ trợ hoạt động của não bộ.
- Không nên ăn thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn hay thực phẩm đóng hộp, rượu bia, đồ uống có cồn, nước ngọt có ga.
VITAMINTOT.COM
UY TÍN HÀNG ĐẦU – TRỌN VẸN NIỀM TIN