Tiêu dao Bệnh viện YHCT Quân đội
Nhuận gan, lợi mật, tiêu hóa tốt, chữa táo bón hiệu quả
Thông tin sản phẩm:
– Tên sản phẩm: Tiêu dao.
– Đóng gói: 20 gói x 5g hoàn cứng.
– Nơi sản xuất: Viện y học cổ truyền quân đội
Địa chỉ: 442, Đường Kim Giang, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
– Hạn sử dụng: chi tiết trên bao bì.
Thành phần của Tiêu dao – Viện yhct Quân đội
Công thức cho 1 gói 5g hoàn cứng:
Nhân trần ……………. 0,4g
Sài hồ ………………… 0,4g
Chi tử ………………… 0,35g
Bạch thược …………… 0,4g
Chỉ xác ………………. 0,4g
Đương quy …………… 0.4g
Bạch linh …………….. 0,38g
Bạch truật ……………. 0,4g
Ngấy hương …………. 0,26g
Lá táo ………………… 0,52g
Bạc hà ……………….. 0,065g
Cam thảo …………….. 0,21g
Tá dược vừa đủ ……… 5g
Bạc hà
Bạc hà là cây thảo, sống lâu năm, thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, mầu xanh lục hoặc tím tía. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu. Cây bạc hà mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta. Bạc hà là một vị thuốc thơm, dùng làm cho thuốc thơm dễ uống, làm ra mồ hôi, hạ sốt dùng chữa cảm sốt, cảm mạo, ngạt mũi, nhức đầu, còn giúp kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài. Ngoài ra, bạc hà là một vị thuốc chữa loét dạ dày, làm giảm bài tiết dịch vị và giảm đau.
Cam thảo
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y. Cây cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) là một cây sống lâu năm thân có thể cao tới 1 – 1,5m. Toàn thân cây có lòng rất nhỏ. Cây cam thảo được trồng bằng hạt hoặc bằng thân rễ. Sau 4- 5 năm trở lên có thể thu hoạch. Đào rễ và thân rễ vào mùa xuân hoặc thu đông. Cây cam thảo được dùng phần thân và rễ phơi khô để làm thuốc. Theo nhiều nghiên cứu, cam thảo có những tác dụng chính như cải thiện các bệnh về da, điều trị loét dạ dày tá tràng, chống ung thư, điều trị bệnh đường hô hấp trên,…
Nhân trần
Nhân trần là loài cây thân thảo mọc hoang, ưa sáng, ưa ẩm và hay mọc lẫn với các cây cỏ thấp, cây bụi nhỏ ven rừng. Chiều cao tối đa của cây nhân trần khoảng 40 – 100cm. Thân cây tròn, cứng và có nhiều lông. Thân và lá cây có mùi thơm. Toàn bộ phần phía trên mặt đất của cây nhân trần đều có thể sử dụng làm dược liệu, thu hái chủ yếu vào mùa hè – thời điểm cây đang ra hoa sau đó đem thái nhỏ, sấy hoặc phơi khô, cất nơi khô mát để dùng quanh năm. Theo y học hiện đại, sử dụng nhân trần có thể mang lại nhiều lợi ích như: trị bệnh viêm gan cấp, trị viêm túi mật, hạ lipid máu, hạ huyết áp; chữa trị mẩn ngứa, mụn nhọt trên da, nấm da, loét miệng do nhiệt,…
Sài hồ
Sài hồ có tên khoa học là Bupleurum chinense, thuộc họ Hoa tán. Đây là loại dược liệu có nguồn gốc và phân bố chủ yếu tại các tỉnh thành ở Trung Quốc. Sài hồ mọc thành bụi, cao khoảng 0.5 – 3m. Cây phân nhánh ở gốc và mọc tỏa ra xung quanh. Lá và rễ được dùng làm thuốc nhưng rễ được dùng phổ biến hơn. Lá và rễ được thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch đem cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất cát và tạp chất, sau đó sấy hoặc phơi khô. Khi dùng, có thể tẩm mật hoặc tẩm rượu sao thơm. Theo Đông Y: Sài hồ có tác dụng thoái nhiệt, giải uất, điều kinh, phát biểu, hòa lý, thăng dương, sơ can chỉ thống. Dùng để trị chứng khó tiểu, sốt không đổ mồ hôi, chứng ngoại cảm.
Ngấy hương
Cây ngấy hương hay còn gọi là đùm đũm thuộc họ hoa hồng, là cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta. Đây là loại cây nhỏ dạng bụi, mọc dựa vào cây khác, phân nhánh nhiều. Cành vươn dài, thân cành non có lông, sau nhẵn, có gai nhỏ cong về phía gốc. Toàn cây ngấy hương đều có thể dùng làm thuốc. Cây được thu hái thân quanh năm, phơi khô, bảo quản kín để dùng dần. Ngấy hương có vị chua, ngọt nhạt, tính bình, mùi thơm nhẹ, vào kinh tỳ và thận, có tác dụng giúp tiêu hóa, bổ ngũ tạng, làm cường dương, mạnh chí thêm sức, giải độc, tiêu phù.
Công dụng
Nhuận tràng chữa táo bón, uất kết, đại tràng táo kết.
Phối hợp để điều trị bệnh trĩ.
Nhuận gan mật chữa mụn nhọt , mẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay. Bảo vệ và phục hồi chức năng gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan.
Ngực sườn đau tức, kinh nguyệt không đều.
Hướng dẫn sử dụng
Để sử dụng tiêu dao đạt hiệu quả tốt nhất thì nên uống mỗi lần 1 gói, 1 ngày sử dụng 2 lần.
Nên nhai trực tiếp hoặc uống với nước ấm.
Đối tượng sử dụng Tiêu dao
Người bị táo bón, đầy bụng khó tiêu.
Người bị trĩ.
Người chức năng gan kém.
Người bị mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay.
Người ngực sườn đau tức.
Phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Vì sao nên sử dụng Tiêu dao?
Tiêu dao được nghiên cứu và bào chế với thành phần hoàn toàn là thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Do Viện y học cổ truyền quân đội nghiên cứu và sản xuất – một đơn vị hàng đầu về Y học cổ truyền tại Việt Nam, sản phẩm là bài thuốc Đông Y không phải thực phẩm chức năng.
Giá thành hợp lý phù hợp với người tiêu dùng.
Sử dụng hiệu quả với bệnh nhân táo bón, chức năng gan kém, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Khi sử dụng Tiêu dao cần lưu ý những gì?
Không sử dụng sản phẩm cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Tránh đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay,…
Không ăn các đồ chiên rán như: cá chiên, gà chiên vì thực phẩm giàu chất béo không tốt cho động mạch, hệ tiêu hóa.
Không sử dụng đồ ăn nhanh, các loại mì ăn liền, và các loại đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản.
Không ăn các loại thịt chế biến sẵn như: thịt hun khói, thịt muối, xúc xích, lạp xưởng, khô bò, gà khô, dăm bông, thịt hộp,…
Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước chè đăc, thuốc lá,…
Hạn chế ăn các loại thực phẩm được chế biến từ sữa như: phô mai, kem, sữa, sữa chua,…
Nên hạn chế ăn các món ăn được chế biến từ các loại thịt đỏ trong khẩu phần ăn mỗi ngày như: thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt ngựa, thịt trâu,…
Nên ăn nhiều thực phẩm chưa nhiều chất xơ: rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc,..
Ăn trái cây như: chuối, đu đủ, bưởi, cam,… sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa phát triển.
Uống nhiều nước để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể khoảng 1,5 – 2 lít nước/ ngày.
Luyện tập thể dục hàng ngày như: bơi, đi bộ, đạp xe,… để có một cơ thể khỏe mạnh.