Chè hạ áp
(Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương)
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Chè hạ áp.
Đóng gói: Hộp 20 túi x 3g.
Nơi sản xuất: Viện Y học cổ truyền Trung ương.
Hạn sử dụng: Chi tiết trên bao bì.
Thành phần của Chè hạ áp Viện Y học cổ truyền Trung ương
Thành phần chính của Chè hạ áp của Viện Y học cổ truyền Trung ương gồm có các loại dược liệu: hòe hoa, ngưu tất, đại mạch, cúc hoa, lá sen, đẳng sâm, cỏ ngọt, vỏ đậu xanh,…
Hòe hoa
Theo Đông y, hoa hòe có tính bình, vị đắng, quả có vị đắng tính hàn, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, phụ nữ rong kinh, băng huyết, chảy máu cam… ngoài ra hoa hòe còn có công dụng trong việc điều trị các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, điều trị sau tai biến mạch máu não.
Ngưu tất
Trong Y Học Cổ Truyền, ngưu tất có tác dụng bổ can thận, hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, mạnh gân cơ, kích thích tiểu tiện. Dược liệu này thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh chảy máu dạ con, đau bụng kinh, bế kinh, bí tiểu, phong hàn tê thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi.
Đại mạch
Được dùng để trị bệnh hen suyễn, viêm khớp, liệt dương, các vấn đề về da, thiếu máu, béo phì, táo bón, tiểu đường, cao huyết áp, các vấn đề về thận hoặc bệnh tim.
Cúc hoa
Theo Y học cổ truyền, cúc hoa có vị ngọt, đắng, tính bình. Quy các kinh: phế, can, tâm, đởm, tỳ, vị, tiểu tràng, đại tràng. Có tác dụng giải cảm nhiệt, thanh can sáng mắt, bình can, hạ áp, giải độc. Trị cảm mạo phong nhiệt với biểu hiện sốt, đau đầu; mắt sưng đau, hoa mắt, chóng mặt, tăng huyết áp, da tê bì, mụn nhọt đinh độc.
Lá sen
Theo Y Học Cổ Truyền, lá sen có vị đắng và hơi chát, tính mát giúp hạ nhiệt, làm tan máu tụ và có tác dụng cầm máu. Công dụng lá sen phù hợp để điều trị băng huyết, phù thũng máu tụ, nôn ra máu, chảy máu cam, miệng khát, đại tiện ra máu, tâm phiền và duy trì cân nặng của cơ thể, dự phòng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao.
Đẳng sâm
Theo Đông y, đẳng sâm vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Có tác dụng bổ trung, ích khí, sinh tân, kiện tỳ, dưỡng huyết, dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi vô lực, ăn kém, đại tiện lỏng… Ngoài ra, đẳng sâm có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch của cơ thể, kháng viêm, hóa đàm, giảm ho, kháng khuẩn…
Cỏ ngọt
Theo y học cổ truyền, cỏ ngọt có tác dụng điều vị, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, chống béo phì và giảm cân, giảm đau, giúp tiêu hóa tốt và phòng chống rối loạn dạ dày, ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi, ngăn ngừa mụn trứng cá, làm giảm nếp nhăn, giảm tiết bã nhờn trên da, giúp cho làn da tươi sáng hơn.
Vỏ đậu xanh
Trong đông y, vỏ đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc. Có tác dụng bổ nguyên khí, thanh nhiệt, mát gan, giải độc, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, ung nhọt.
Công dụng của Chè hạ áp Viện Y học cổ truyền Trung ương
Chè hạ áp giúp bình can, lợi tiểu, hạ huyết áp.
Cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Giúp bồi bổ cơ thể.
Hướng dẫn sử dụng chè hạ áp
Mỗi lần hãm 1 túi chè hạ áp với nước sôi, mỗi ngày 3 lần, sử dụng để uống hàng ngày.
Sử dụng theo đúng hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những ai nên sử dụng Chè hạ áp của Viện Y học cổ truyền Trung ương?
Bệnh nhân cao huyết áp.
Người đang gặp tình trạng bí tiểu, tiểu rắt.
Người bị suy nhược cơ thể.
Chè hạ áp của Viện Y học cổ truyền Trung ương có những ưu điểm gì?
Sản phẩm được nghiên cứu và bào chế bởi Viện Y học cổ truyền Trung ương với thành phần hoàn toàn là từ dược liệu thiên nhiên nên rất lành tính, không có tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe.
Với dạng bào chế là dạng trà túi lọc nên rất tiện lợi và dễ sử dụng.
Giá thành hợp lý, phù hợp với người bệnh.
Cần lưu ý những gì khi sử dụng Chè hạ áp của Viện Y học cổ truyền Trung ương?
Nên ăn các loại rau như diếp cá, cần tây, rau chân vịt, bông cải xanh, cải xoăn, rau muống,… rất giàu Kali, các chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ, tốt cho người bị huyết áp cao và giảm mỡ trong máu.
Các loại quả mọng nước như: Việt quất, dưa hấu, mâm xôi,… rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Vì chúng có chứa flavonoid, citruline, đây là những thành phần hỗ trợ tốt trong việc làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch, lợi tiểu,… rất tốt với những người bị cao huyết áp.
Nên sử dụng các loại sữa không đường, sữa tách chất béo, sữa chua bởi chúng có công thức và thành phần dinh dưỡng hợp lý, giàu canxi, ít chất béo. Từ đó sẽ cải thiện tình trạng cao huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Bên cạnh đó, cần hạn chế một số loại thực phẩm như: đồ ăn mặn, cay, đồ ăn quá nhiều tinh bột, hạn chế các loại thức ăn cho nhiều năng lượng, giàu chất béo, không ăn nội tạng động vật, hạn chế thịt gà, không nên uống rượu, bia hay trà đặc.