Dưỡng âm bổ phế lộ
( Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an )
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Dưỡng âm bổ phế lộ.
Đóng gói: lọ 100ml
Nơi sản xuất: Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an.
Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần của Dưỡng âm bổ phế lộ
Dưỡng âm bổ phế lộ được bào chế từ các loại dược liệu như: Xuyên bối mẫu, Quế chi, Ma hoàng, Mạch môn đông, Kỷ tử, Kim ngân hoa, Khoản đông hoa, Đẳng sâm, Hạnh nhân, Trần bì, Viễn trí, Bán hạ, Cát cánh, Sa sâm, Huyền sâm, Cam thảo.
Xuyên bối mẫu
Theo Y Học Cổ Truyền, xuyên bối mẫu có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ khái, thanh nhiệt. Được dùng để tiêu đờm, trị ho dai dẳng, ho có đờm. Ngoài ra được dùng để điều trị cho người hay bị chảy máu cam, nôn ra máu, lợi sữa.
Quế chi
Quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, quy vào kinh can và thận. Được dùng để chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, đau bụng tiêu chảy, đái tháo đường, lưng gối tê mỏi.
Ma hoàng
Theo Đông y, ma hoàng có vị cay, đắng, tính ấm, quy vào 4 kinh tâm, phế, bàng quang và đại trường. Ma hoàng được dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, chữa ho, trừ đờm, dùng trong bệnh ho lâu năm, viêm phế quản, hen suyễn, đau khớp xương. Ma hoàng còn được dùng làm thuốc chữa lỵ, long đờm, dùng chữa trúng phong, thương hàn, nhức đầu, chữa ho, phá tích tụ, chữa chứng hay ngủ, tiêu xích ban độc.
Mạch môn đông
Đây là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt nhưng cũng hơi đắng. Mạch môn có tác dụng giúp an thần, bổ phế, thanh nhiệt và giải độc, lợi tiểu, ích tinh – tân dịch.
Kim ngân hoa
Được sử dụng trong điều trị các bệnh mụn nhọt, nhọt vú, nhọt trong ruột, đinh độc, dị ứng và mẩn ngứa. Ngoài ra, kim ngân hoa còn được sử dụng để điều trị ngoại cảm phong nhiệt, sưng đau hầu họng, viêm amiđan, đau mắt đỏ, sốt nóng ở thời kỳ đầu, điều trị bệnh lỵ, hoặc tiểu tiện ra máu.
Khoản đông hoa
Được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến các vấn đề về phổi như viêm phế quản, hen suyễn, ho gà… Ngoài ra, còn được sử dụng cho các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm miệng, viêm họng, ho, khàn tiếng…
Đẳng sâm
Được dùng làm thuốc bổ chữa các chứng bệnh liên quan đến đi tiêu phân sống, lỏng hoặc nát, ăn không tiêu, sắc mặt nhợt nhạt, tiếng nói nhỏ, chân tay mỏi yếu, thở ngắn, mệt mỏi, phế hư sinh ho…. Bên cạnh đó, đẳng sâm còn được sử dụng thay cho nhân sâm ở những bài thuốc có thể chữa các chứng bệnh như tiêu hoá hư yếu, tiêu hoá kém.
Tác dụng của Dưỡng âm bổ phế lộ
Có tác dụng làm mát phổi, giúp bổ phổi.
Giúp giảm ho, long đờm.
Hỗ trợ điều trị hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, viêm họng do lạnh.
Hướng dẫn sử dụng Dưỡng âm bổ phế lộ của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Sử dụng Dưỡng tâm bổ phế lộ theo hướng dẫn sau để đạt hiệu quả tốt nhất:
Người lớn ngày uống 3 lần, mỗi lần 15ml
Trẻ em ngày uống 3 lần. Mỗi lần 5 -10 ml tùy theo độ tuổi.
Đối tượng sử dụng Dưỡng âm bổ phế lộ của Viện Y học cổ truyền Bộ công an bao gồm những ai?
Bệnh nhân bị hen phế quản.
Bệnh nhân viêm phế quản mãn tính.
Người đang hặp tình trạng đau rát họng, ho có đờm, ho cảm, ho gió, ho khan.
Ưu điểm của Dưỡng âm bổ phế lộ Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu thiên nhiên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Có hiệu quả rất tốt, giúp bổ phổi, giảm ho long đờm,…
Giá cả hợp lý, phù hợp với người bệnh.
Cần phải lưu ý những gì khi sử dụng Dưỡng âm bổ phế lộ của Viện Y học cổ truyền Bộ công an?
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và người cao huyết áp.
Không nên ăn hải sản như cá, tôm, cua,… thường có mùi tanh, gây kích ứng, khó thở và sinh ra ho.
Tránh sử dụng đồ ăn có vị cay. Do khi bị viêm họng thì niêm mạc họng bị tổn thương, có dấu hiệu viêm: sưng, đau rát và đỏ. Khi ấy nếu bệnh nhân ăn các món ăn cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, gừng,… sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và kích thích cổ họng gây triệu chứng ho, sặc vô cùng nguy hiểm.
Hạn chế các loại rau củ quả có nhiều chất nhầy như: rau mồng tơi, khoai sọ, rau đay, củ từ,… vì chúng sẽ gia tăng dịch nhờn kích thích cổ họng, gây ho.
Tránh các thực phẩm lạnh, đồ ăn chưa được hâm nóng. Nếu ăn phải các thức ăn này, bệnh nhân dễ bị thêm bệnh về đường ruột, tỳ vị kém và tình trạng viêm họng, viêm phế quản sẽ trầm trọng hơn.
Không nên ăn những món chiên, nướng, rán, xào vì các món này khi chế biến xong ăn khá cứng gây ma sát với niêm mạc cổ họng, làm đau đớn khi nuốt và càng khiến bệnh nhân bị ho nhiều hơn. Hơn nữa, đồ chiên, xào, nướng,… còn dễ gây khó tiêu, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe.
các sản phẩm cần hạn chế :
Không ăn các món nước sốt pha bột năng, bột đao, lòng đỏ trứng cũng không phù hợp với người bị ho do thức ăn đặc sẽ gây khó nuốt, khiến việc ho trầm trọng hơn. Da gà và các thức ăn có tính chất dễ bị dị ứng như tôm, cua cũng là những món không khuyến khích dành cho người bị ho.
Không sử dụng rượu, bia vì rượu bia sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước, có hại cho cổ họng do các tế bào, mô ở khu vực này bị khô, niêm mạc bị kích thích khiến cho triệu chứng ho, viêm họng càng trở nên tồi tệ hơn.