Bạch địa căn
( Bệnh Viện Y học cổ truyền Bộ công an )
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: Bạch địa căn.
Đóng gói: Lọ 40 viên.
Nơi sản xuất: Viện Y học cổ truyền Bộ công an.
Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Bạch địa căn của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có thành phần là gì?
Bạch địa căn của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có thành phần bao gồm: Sơn đậu căn, Bạch chỉ, Địa liền, Cát căn.
Sơn đậu căn
Theo Y học cổ truyền, sơn đậu căn có vị đắng, tính hàn. Quy vào 3 kinh là tâm, phế, đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau, kháng viêm. Sơn đậu căn dùng để trị mụn nhọt, mụn độc, sốt, ho, sưng viêm, viêm amidan cấp tính, viêm họng, nuốt đau, sốt cao, viêm amidan mãn tính, côn trùng cắn, rết cắn, trên da có mụn ngứa, viêm họng cấp, đau họng, sưng lợi răng.
Bạch chỉ
Trong Y học cổ truyền, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,… Thường được dùng làm thuốc giảm đau, chữa cảm mạo, viêm xoang, viêm mũi, mụn nhọt sưng đau, viêm tuyến vú, thông kinh nguyệt,…
Địa liền
Theo Đông y, địa liền có vị cay, tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị. Địa liền có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ thấp. Thường được sử dụng chữa ngực bụng lạnh đau, đau răng, dùng làm thuốc để cải thiện tiêu hóa, giúp ăn ngon, chóng tiêu. Ngoài ra, địa liền ngâm rượu được dùng để xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, đau nhức đầu.
Cát căn
Theo Y học cổ truyền, cát căn có vị ngọt, cay, tính bình, không độc. Cát căn được sử dụng để giải khát, hạ sốt, làm cho ra mồ hôi., trị nhức đầu, tiêu chảy, lỵ ra máu, sởi thời kỳ đầu ra không hết. Ngoài ra, cát căn còn có tác dụng giải độc cơ thể, bảo vệ tế bào gan, chống lão hóa, nâng cao sức đề kháng đặc biệt là tăng đề kháng với các loại virus đường hô hấp.
Bạch địa căn của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có những tác dụng gì?
Hạ nhiệt, giảm đau.
Hỗ trợ chữa cảm cúm, nhức đầu, đau răng, sốt nóng, viêm họng.
Thanh nhiệt, giải độc, được dùng để điều trị phát ban, rôm sảy, mụn nhọt.
Hướng dẫn sử dụng Bạch địa căn của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Sử dụng viên uống Bạch địa căn của Viện Y học cổ truyền Bộ công an mỗi lần 3 – 4 viên, mỗi ngày 3 lần.
Để đạt hiệu quả tốt nhất nên sử dụng cùng với nước ấm, uống sau khi ăn.
Đối tượng sử dụng Bạch địa căn của Viện Y học cổ truyền Bộ công an bao gồm:
Người nóng trong với các biểu hiện như: phát ban, rôm sảy, mụn nhọt.
Người bị cảm đang gặp tình trạng sốt nóng, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, chán ăn.
Người bị cảm cúm, đau răng, viêm họng.
Ưu điểm của Bạch địa căn – Viện Y học cổ truyền Bộ công an là gì?
Viên uống Bạch địa căn của Viện Y học cổ truyền Bộ công an được bào chế với thành phần hoàn toàn là các thảo dược từ thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Có thể sử dụng sản phẩm cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu người bệnh.
Cần phải lưu ý những gì khi sử dụng Bạch địa căn của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Nên ăn các thực phẩm giàu Vitamin C như: dâu tây, cà chua, cam, chanh, bưởi,… Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Đóng vai trò tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch.
Ăn các loại rau xanh như: Rau bina, cải xoăn và những loại rau xanh khác cũng đóng vai trò tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ vào lượng vitamin C và vitamin E dồi dào ở chúng.
Không nên ăn thức ăn cứng như: bánh quy giòn, khoai tây chiên và thực phẩm tương tự có thể khiến tình trạng ho và đau họng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn bao gồm cả thức ăn nhanh và sản phẩm đóng hộp, chứa rất ít dinh dưỡng. Sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khiến cho bệnh lâu khỏi.
Không sử dụng thức uống chứa cồn như: rượu, bia và các loại thức uống chứa cồn khác. Có nguy cơ làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch. Đồng thời khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. Rượu còn chứa nhiều thành phần không tốt, chẳng hạn như đường, khiến vi khuẩn phát triển mạnh. Ngoài ra, rượu còn gây ra rất nhiều áp lực lên gan, can thiệp vào khả năng phục hồi của cơ thể khi bị cảm cúm.
Tuyệt đối không sử dụng cà phê và trà đặc hay soda. Vì chúng cũng có nguy cơ khiến lượng nước trong cơ thể hao hụt nhiều hơn và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, những loại thức uống này còn chứa nhiều đường.Hạn chế các loại thực phẩm béo. Vì chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn so với các nhóm thực phẩm khác. Vì thế tiêu thụ chúng có thể gây ra đau bụng, làm tình trạng viêm nghiêm trọng.
Không sử dụng thức ăn nhiều muối: Khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng, chống lại cảm cúm.
Hạn chế sử dụng sữa, Pho mai. Vì sữa sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Do vậy, bạn nên tránh uống sữa khi đang bị bệnh cảm cúm. Hạn chế thịt đỏ, thực phẩm cay. Vì thịt đỏ không dễ tiêu hóa. Nó có thể khiến cơ thể phải nỗ lực để tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi hơn.