Bổ trung ích khí yhct HCM
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: BỔ TRUNG ÍCH KHÍ.
Quy cách đóng gói: 1 lọ – 140 viên.
Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền TP.HCM.
Thời gian sử dụng: In chi tiết trên bao bì sản phẩm.
Thành phần
(vừa đủ cho 1 viên)
Thành phần của Bổ trung ích khí gồm các thảo dược quý và hoàn toàn từ thiên nhiên như Đảng sâm, Đương quy, Hoàng kỳ, Bạch truật, Sài hồ, Trần bì, Thăng ma, Cam thảo và tá dược vừa đủ 1 viên.
Hoàng kỳ
Hoàng kỳ là một loài cây mọc hoang dại và có nguồn gốc từ Trung Quốc, có tên khoa học là Astragalus membranaceus (Fisch) Bunge và thuộc họ Đậu (Fabaceae). Hoàng kỳ là một loại thảo dược quý trong các bài thuốc Đông Y có rễ hình trụ, đôi khi phân nhánh, trên to và phần dưới nhỏ dần. Bộ phần được dùng để làm thuốc là rêc của cây Hoàng kỳ. Theo y học cổ truyền, Hoàng kỳ có công dụng bổ khí, trừ mụn độc, lợi tiểu, hút mủ, chữa nhiều bệnh của trẻ con, phụ nữ không ra hết. Ngoài ra, vài năm gần đây, người ta còn dùng Hoàng kỳ để chữa những trường hợp lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày,cơ thể suy nhược, ra nhiều mồ hôi, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vỡ, viêm thận mãn tính với albumin niệu,…
Bạch truật
Bạch truật là phần rễ củ phơi hoặc sấy của cây Bạch truật, có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz (AM) và thuộc họ Cúc (Asteraceae). Bộ phận được dùng để làm thuốc của cây Bạch truật là rễ và thân cây, thu hoạch Bạch truật vào mùa đông sau khi cây phát triển được hơn hai năm. Theo y học cổ truyền, Bạch truật có công dụng trị chứng khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng, tiêu khát và ngôi thai bất thường. Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, Bạch truật có thành phần hoá học phong phú và đa dạng. Do đó, Bạch truật có hoạt động dược lý đa dạng và có rất nhiều công dụng như chống lão hóa, chống loãng xương, làm cho da căng bóng, trẻ đẹp. Ngoài ra, Bạch truật còn có công dụng còn có tác dụng kháng khuẩn, điều hòa hormone tuyến sinh dục và cải thiện bệnh Alzheimer.
Sài hồ
Sài hồ hay còn được gọi với các tên khác là diệp sài hồ, trúc diệp sài hồ hay bắc sài hồ, là một vị thuốc khá quen thuộc trong Đông Y. Cây sài hồ mọc thành từng bụi, phân nhánh ở gốc sau đó mọc tỏa ra xung quanh, lá có hình thìa mọc so le với nhau và có mùi thơm hắc. Bộ phận được dùng để làm dược liệu là lá và rễ của cây Sài hồ. Theo y học cổ truyền, Sài hồ có công dụng phát biểu, hòa lý, thoái nhiệt, giải uất, điều kinh, thăng dương và sơ can chỉ thống. Còn theo y học hiện đại, Sài hồ có công dụng dược lý như ức chế vi khuẩn lao, phẩy khuẩn tả, cầu khuẩn tan huyết, virus cúm, vi trùng sốt rét, virus gây viêm gan giúp hạ mỡ máu, lợi mật và giúp an thần, thanh nhiệt giải độc.
Trần bì
Trần bì (vỏ quýt chín) có tên khoa học là Pericarpium Citri Reticulatae và thuộc họ Cam (Rutaceae), được chế biến từ vỏ của quả cam, quýt. Theo y học cổ truyền, Trần bì có vị đắng, cay và tính ấm, Quy vào 2 kinh phế và tỳ, có công dụng chống loét, kháng viêm, bình suyễn, khu đàm, kháng khuẩn, kích thích đường tiêu hóa, giúp ruột bài khí tích trệ. Theo các cuộc nghiên cứu trong Đông y, Trần bì có khả năng chữa viêm phế quản hiệu quả. Thành phần hoá học của Trần bì có chứa từ 1,5 – 2% tinh dầu với các thành phần hóa học chính như Copaneme, Caroten, Beta-sesqui-phellandrene, Iopropenyl-toluene, Hesperidin, Vitamine B1 và C, Cryptoxanthin. Trần bì có tác dụng dược lý như tăng cường sức co bóp cơ tim, kháng viêm, lợi mật, …
Thăng ma
Thăng ma là một trong những vị thuốc thường được dùng trong Đông Y, có tên khoa học là Cimicifuga foetida L và thuộc họ Mao lương (Ranunculacae). Thăng ma là loài cây thân thảo sống lâu năm, mọc thẳng đứng, lá kép lông chim mọc so le, hoa mọc thành chùy phân nhánh rộng và có màu trắng. Theo y học cổ truyền, Thăng ma có vị ngọt, cay và hơi đắng, tính bình, hơi độc, vào 4 kinh Tỳ, Phế. Thăng ma có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong, thăng dương làm ra mồ hôi và làm sởi mọc. Còn theo y học hiện đại, thành phần hoá học của Thăng ma chủ yếu là các triterpen với hàm lượng 4.3%, có công dụng chống co thắt hỗng tràng, giảm nồng độ cholesterol và triglycerid máu, hạ đường máu và hỗ trợ điều trị sa sinh dục.
Bổ trung ích khí có công dụng và chỉ định gì?
Bổ khí, kiện tì, thăng đề.
Chỉ định:
- Điều trị trĩ, sa trực tràng, sa sinh dục.
- Viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, trào ngược dạ dày, thực quản.
- Rối loạn tiêu hoá. Bổ tỳ vị, chán ăn, mệt mỏi. Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng chức năng).
Cách dùng Bổ trung ích khí
Người lớn: Uống từ 2-3 lần/ngày, uống từ 10-20 viên/lần.
Trẻ em ≥ 6 tuổi: Uống từ 2-3 lần/ngày, uống từ 5-10 viên/lần.
Trẻ em < 6 tuổi: Theo hướng dẫn của chuyên gia và bác sĩ có chuyên môn.
Điều kiện bảo quản Bổ trung ích khí
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Để xa tầm tay của trẻ em.