Bột dạ dày Bệnh viện YHCT Quân đội
Hỗ trợ viêm loét dạ dày – tá tràng
Dự phòng chảy máu và viêm loét dạ dày tái phát
Thông tin sản phẩm:
– Tên sản phẩm: bột dạ dày.
– Đóng gói:1 hộp 20 gói bột.
– Nơi sản xuất: Viện y học cổ truyền quân đội.
Số 442, Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội
– Hạn sử dụng: chi tiết trên bao bì.
Thành phần của Bột dạ dày – Viện yhct Quân đội
(Công thức cho 1 gói 5 gam)
Ô Tặc Cốt…………………………….1,07g
Mẫu Lệ………………………………..1,07g
Bằng Sa Phi……………………………0,08g
Cam Thảo……………………………..0,2g
Bình Vôi………………………………0,9g
Hương Phụ Chế…………………………1,07g
Ta dược vđ………………………………………5g
Bình vôi
Bình vôi là tên gọi theo đặc điểm của củ, là phần thân phình to của loại cây này. Chúng có hình dạng tương tự như chiếc bình đựng vôi của các bà ăn trầu ngày xưa. Thân cây dạng dây leo dài, màu xanh, sờ nhẵn và hơi xoắn vào nhau. Phần được thu hái để làm dược liệu là chỗ phình ra, mọng nước, nằm ngay trên mặt đất. Bộ phận này được sử dụng như một vị thuốc giúp chữa bệnh. Theo nghiên cứu y học hiện đại, củ bình vôi có chứa thành phần hóa học quan trọng là các alkaloid, trong đó Rotundin là thành phần mang lại giá trị lớn nhất cho củ bình vôi. Theo Đông y, bình vôi vị đắng ngọt, tính lương, tác dụng chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Hương phụ chế
Hương phụ là cây cỏ sống dai, chiều cao trung bình từ 20 – 60cm. Thân rễ phát triển thành củ (nên còn được gọi là cây củ gấu). Lá nhỏ, dài và hẹp, mọc tập trung ở gốc cây. Hoa có màu nâu xám hoặc nâu đỏ, lưỡng tính, nhụy có đầu núm, quả màu xám. Hương phụ mọc hương ở ven đường và đồng ruộng. Ngoài nước ta, hương phụ còn mọc ở nhiều nước châu Á khác như: Triều Tiên, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản,… Rễ củ của loài cây này được thu hái làm dược liệu và được ứng dụng vào các bài thuốc trị sa trực tràng, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, rối loạn tiêu hóa,…
Ô tặc cốt
Ô tặc cốt có tên khoa học là Sepia esculenta Hoyle / Sepia andrea Steenstrup, thuộc họ Cá mực (Sepiidae). Mực là động vật sống ở vùng nước có độ mặn cao, sống theo bầy và thường kiếm ăn ở tầng nước trên. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá tôm nhỏ và một số loài sinh vật nhỏ khác. Ở Việt Nam, mực phân bố nhiều nhất ở vùng biển tỉnh Khánh Hòa, Hải Phòng. Mai mực là mai của mực ván, mực cơm, mực ống hoặc mực nang khi phơi khô. Mai mực phơi khô làm thuốc còn được gọi là ô tặc cốt. Theo Đông y, ô tặc cốt có vị mặn, tính ôn, quy vào kinh Can và Thận, có tác dụng giúp thông huyết mạch, trừ hàn, thu liễm, chỉ huyết, chế toan chỉ thống, cố tinh chỉ đới.
Mẫu lệ
Mẫu lệ là lớp vỏ cứng bên ngoài các loại hàu hay hà. Loại hàu này có lớp vỏ to và dày, với mặt ngoài có màu trắng xám đến vàng tía, sần sùi, lồi lõm, có nhiều thớ chồng lên nhau. Mẫu lệ được bào chế làm thuốc bằng cách loại bỏ thịt, làm sạch vỏ rồi nung hoặc sấy khô thành các vụn nhỏ. Mẫu lệ chứa rất nhiều canxi và vitamin, khoáng chất, vì vậy được sử dụng trong điều chế các loại thuốc cổ truyền. Mẫu lệ có tác dụng kinh lạc, bổ âm, an thần, ngoài ra còn hỗ trợ cải thiện bệnh về dạ dày, phục hồi hệ thống miễn dịch, ổn định huyết áp và cải thiện giấc ngủ.
Cam thảo
Cam thảo là một loại cây thảo sống lâu năm, cao khoảng từ 0,3 – 1 m. Thân cây có tính khí sinh, được phủ bởi lông mềm và thân ngầm phát triển mạnh. Rễ dài có màu vàng nhạt. Cam thảo có thể được sử dụng dưới dạng Sinh thảo, Chích thảo hoặc bột Cam thảo. Tại Việt Nam, Cam thảo thường được nhập từ Trung Quốc và trồng ở các địa phương như Vĩnh Phúc, Hà Nội và Hưng Yên. Theo kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm lâm sàng, cây cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau và có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh. Chính vì vậy, cây cam thảo có nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Công dụng của Bột dạ dày Viện y học cổ truyền quân đội
Hiệu quả cho bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
Dự phòng chảy máu và viêm loét dạ dày tái phát.
Giảm nhanh chóng cơn đau dạ dày.
Tăng khả năng kháng viêm, chống viêm loét dạ dày – tá tràng.
Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh dạ dày như: chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày.
Giúp tăng sinh niêm mạc, làm lành các vết loét do viêm.
Sử dụng bột dạ dày của Viện y học cổ truyền như thế nào để đem lại hiệu quả cao?
Hòa tan bột dạ dày vào 100ml nước ấm, uống trước khi ăn 30 phút. Trong trường hợp quên uống thuốc thì có thể uống sau ăn 30 phút.
Người lớn: 1 ngày dùng 2 -3 lần, mỗi lần 1 gói.
Trẻ em: 1 ngày dùng 2 lần, mỗi lần ½ gói.
Những ai nên sử dụng bột dạ dày của Viện y học cổ truyền quân đội?
Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – tá tràng
Bệnh nhân có hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Người gặp các triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua do dạ dày.
Ưu điểm của bột dạ dày Bệnh viện YHCT quân đội
Đây là sản phẩm thuốc Đông y được bào chế bởi Bệnh viện Y học cổ truyền, không phải là thực phẩm chức năng.
Được bào chế từ 100% dược liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ.
Dù là dạng bột, nhưng được bào chế theo một tỉ lệ đặc biệt nên rất dễ uống.
Được nghiên cứu và bào chế bởi Viện y học cổ truyền quân đội – một đơn vị hàng đầu về y học cổ truyền tại Việt Nam.
Lưu ý trong khi sử dụng bột dạ dày bệnh viện yhct Quân đội để đạt hiệu quả cao
Không sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Không uống các loại nước uống có gas, cà phê.
Không ăn các đồ cay nóng, không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong 1 ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên để bụng quá đói rồi mới ăn.
Không ăn các thức ăn có tính acid: các loại trái cây có vị chua (cam, bưởi, chanh, me,…), giấm, mẻ, cà muối, dưa muối,…
Không nên ăn các loại thức ăn cứng như: cóc, ổi, xoài, táo,… không ăn thịt nhiều gân sun
Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, chứa nhiều muối: chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích,…
QUAN SÁT SẢN PHẨM BỘT DẠ DÀY VIỆN YHCT QUÂN ĐỘI VÀ CÁCH SỬ DỤNG