Bột ngâm chân
( Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an )
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Bột ngâm chân.
Đóng gói: túi 10 gói x 10g.
Nơi sản xuất: Viện Y học cổ truyền Bộ công an.
Hạn sử dụng: 18 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần của Bột ngâm chân Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Bột ngâm chân của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có thành phần 100% là thảo dược thiên nhiên bao gồm: Thiên niên kiện, Đại hồi, Quế chi, Hoàng bá, Kê huyết đằng.
Thiên niên kiện
Trong Y học cổ truyền, Thiên niên kiện có rất nhiều tác dụng hữu ích như:
Hỗ trợ điều trị phong tê thấp, đau mỏi cổ,vai gáy, nhức mỏi xương khớp, tê bì chân tay hoặc co quắp, tê bại đặc biệt ở người cao tuổi;
Giúp điều trị thoái hóa xương khớp, gai đốt sống, vôi hóa đốt sống
Trị bệnh đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, giúp giảm tình trạng đau bụng kinh
Ngoài ra, tinh dầu thiên niên kiện có mùi thơm dịu nhẹ được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa.
Đại hồi
Còn được gọi là hồi sao, đại hồi hương, tai vị, bác giác hồi hương. Có chứa các thành phần hóa học như: TInh dầu ( linalol, estragol, terpincol, anethol,…), catechin, protocatechin, chất béo, chất vô cơ.
Theo y học cổ truyền, đại hồi có vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy vào bốn kinh Can, Thận, Tỳ và Vị. Có tác dụng: chữa đau bụng, đầy hơi, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, chữa đau nhức tê thấp, thấp khớp, chữa đái dầm, ngộ độc và bệnh nấm da. Ngoài ra, Đại hồi còn có tác dụng sát trùng và giảm đau.
Quế chi
Theo y học cổ truyền: Quế chi có ông dụng: Hoạt huyết, trừ hàn, tăng tiết mồ hôi, làm ấm kinh lạc, giảm hội chứng ngoại sinh. Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, đau khớp, đau bụng lạnh, phù thũng, huyết hàn bế kinh, đánh trống ngực, cổ họng có đờm.
Theo y học hiện đại:
Các thành phần trong quế chi giúp tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy bài tiết, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hô tấp.
Tăng cường nhu động ruột, kích thích co mạch và co bóp tử cung.
Tiêu diệt các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, đồng thời hạn chế hình thành khối u.
Hoàng bá
Theo y học cổ truyền, hoàng bá có vị đắng, tính hàn, quy vào hai kinh thận và bàng quang. Đây là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trị táo thấp, tá hỏa, giải độc. Hoàng bá muối có tác dụng tư âm, giáng hỏa.
Dược liệu này được sử dụng để chữa lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, tiểu đục, di tinh và mộng tinh, tiểu ra máu, trĩ, mắt sưng đỏ, loét miệng lưỡi, viêm âm đạo, sưng tinh hoàn, đái tháo đường.
Kê huyết đằng
Theo đông y, huyết đằng có bị đắng nhưng tính ấm. Đây là vị thuốc hỗ trợ điều huyết, thông kinh, tăng cường chắc khỏe xương khớp.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, kê huyết đằng chứa một vài hợp chất có khả năng kích thích hệ thần kinh, tác động đến hệ tim mạch. Loại dược liệu này đang được ứng dụng vào sản xuất thuốc kháng viêm, tăng cường chuyển hóa phosphate.
Tác dụng của Bột ngâm chân Viện Y học cổ truyền Bộ công an có tác dụng gì?
Hỗ trợ các bệnh lý xương khớp.
Hỗ trợ điều trị viêm khớp, đau khớp, đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay, phong thấp,…
Làm giảm tình trạng chân tay lạnh, chân ra nhiều mồ hôi, căng thẳng stress, mất ngủ…
Hướng dẫn sử dụng Bột ngâm chân của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Trong mỗi túi Bột ngâm chân sẽ có 10 túi nhỏ. Mỗi lần sử dụng sẽ lấy 1 – 2 túi bột nhỏ pha với nước sôi trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó pha với nước lạnh đến nhiệt độ vừa đủ khoảng 40 – 50 rồi sử dụng để ngâm chân trong khoảng 20 – 30 phút.
Sau đó dùng khăn lau khô. Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 lần.
Những ai nên sử dụng Bột ngâm chân của Viện Y học cổ truyền Bộ công an?
Người đang gặp các vấn đề về xương khớp như: viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp, đau lưng, mỏi gối, chân tay tê mỏi, phong tê thấp.
Người chân tay lạnh, chân tay ra nhiều mồ hôi.
Người bị căng thẳng, stress, lo âu, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Bột ngâm chân của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có những ưu điểm gì?
Sản phẩm có thành phần hoàn toàn là dược liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính.
Nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người sử dụng, giúp giảm đau xương khớp, hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp, tê bì chân tay, mất ngủ,…
Giá thành hợp lý, phù hợp với đa số người bệnh.
Khi sử dụng Bột ngâm chân của Viện Y học cổ truyền Bộ công an cần lưu ý những gì?
Cần pha bột với nước sôi, sau đó thêm nước lạnh đến khoảng 40 – 50 thì sử dụng để ngâm chân. Như vậy sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.
Không nên ăn thịt đỏ Thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê…) và thịt đã qua chế biến (giăm bông, xúc xích, thịt xông khói…) vì chúng thúc đẩy quá trình sản xuất interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine – các dấu hiệu viêm trong cơ thể làm tăng nguy cơ gây viêm khớp dạng thấp.
Hạn chế các sản phẩm được làm từ sữa (như sữa tươi, sữa chua, phô mai…). Vì do chúng chứa chất béo bão hòa – tác nhân gây viêm, nên chúng sẽ làm tăng tình trạng viêm ở người bệnh.
Tránh các thực phẩm chứa nhiều muối. Vì muối không chỉ có hại cho huyết áp, mà còn làm cho tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày.
Không ăn thực phẩm nhiều đường. Bởi chúng sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của viêm khớp, cũng như tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Không sử dụng rượu bia vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp.
Không nên ăn nội tạng động vật như: Tim, gan, bao tử động vật chứa nhiều photpho. Vì ăn nhiều sẽ khiến người bệnh cảm nhận rõ các cơ đau xương khớp. Không chỉ vậy, họ còn bị tình trạng sưng to tại đầu gối và mắt cá chân, đi lại khó khăn vì đau nhức kéo dài.