Cao lỏng thạch kim
( Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương)
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Cao lỏng thạch kim.
Đóng gói: chai 250 ml.
Nơi sản xuất: Viện Y học cổ truyền Trung ương.
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
Thành phần của Cao lỏng thạch kim gồm những dược liệu nào?
Cao lỏng thạch kim có thành phần gồm: trạch tả, râu mèo, uất kim, kim tiền thảo, kê nội kim, hoạt thạch.
Trạch tả
Theo Y Học Cổ Truyền, Trạch tả có công dụng bổ ngũ tạng, tiêu khát, lợi nhiệt ở bàng quang, thông tiểu, lâm lịch và tam tiêu. Dùng để trị hội chứng thận hư, đau đầu, chóng mặt, ù tai, sinh đẻ khó, gân xương co rút, tiểu buốt và khó, nóng gan, táo bón, tiêu chảy do viêm ruột, ra nhiều mồ hôi, mỡ máu.
Râu mèo
Trong Đông y, râu mèo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, trừ thấp, được dùng với tác dụng lợi tiểu mạnh, thông mật. Được dùng trong các bệnh như bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, viêm túi mật, uống trị viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang…
Uất kim
Có chứa coumarin, tinh dầu thuộc nhóm monoterpen, carbonhydrat, caroten, chất vô cơ…
Trong Y học cổ truyền, uất kim có vị cay hơi ngọt, tính. Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, hành khí giải uất, thanh nhiệt lương huyết, lợi đởm thoái hoàng. Chữa các chứng sườn đau, đau kinh, kinh nguyệt không đều, trưng hà tích tụ; các chứng thổ huyết, nục huyết, niệu huyết, chảy máu cam; trị thấp nhiệt hoàng đản…
Kim tiền thảo
Còn có tên gọi khác là cây mắt trâu, đồng tiền lông, vảy rồng, mắt rồng,… là bộ phận trên mặt đất của cây kim tiền thảo. Kim tiền thảo có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.
Kê nội kim
Là lớp màng có màu vàng phủ ở mặt trong của mề hay dạ dày gà, do đó còn được gọi là màng mề gà.
Kê nội kim tốt sẽ có màu vàng nâu, trên bề mặt có những nếp nhăn dọc, phơi khô giòn, sờ dễ bị vỡ. Thông thường, kê nội kim khi chưa phơi khô chỉ có chiều dài khoảng 3.5 cm và chiều rộng khoảng 3cm.
Dùng trong các bệnh như: đau bụng, ăn uống không tiêu, bụng đầy chướng, nôn mửa, bệnh lỵ, viêm ruột già, tiểu tiện ra máu, trẻ em biếng ăn, tiểu són, tiểu rắt, sỏi tiết niệu, chữa mụn nhọt.
Hoạt thạch
Còn gọi là bột talc, trắng mịn, không tan trong nước, khó bị acid phá hủy, có trong phấn xoa rôm, phấn bôi mặt, xà phòng đánh răng và bao viên thuốc.
Vị ngọt, tính hàn; vào kinh vị và bàng quang, hoạt thạch có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thanh thử thấp.
Với thành phần là các loại dược liệu kể trên Cao lỏng thạch kim có tác dụng gì?
Lợi tiểu, thông lâm, bài thạch.
Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.
Được dùng trong các trường hợp sỏi đường tiết niệu, sỏi mật, sỏi thận.
Hướng dẫn sử dụng Cao lỏng thạch kim của Viện Y học cổ truyền Trung ương
Để đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng nên sử dụng Cao lỏng thach kim mỗi ngày 40 – 50ml, chia 2 – 3 lần.
Nên sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng (tương đương 12 – 18 lọ Cao lỏng thạch kim)để đạt được kết quả tốt nhất.
Những ai nên sử dụng Cao lỏng thạch kim của Viện Y học cổ truyền Trung ương?
Người bị viêm đường tiết niệu.
Người đang gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
Bệnh nhân sỏi thận, sỏi mật, sỏi đường tiết niệu.
Ưu điểm của Cao lỏng thạch kim là gì?
Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên nên rất an toàn, không có tác dụng phụ.
Có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ các bệnh lý về thận và tiết niệu.
Do Viện Y học cổ truyền Trung ương nghiên cứu và sản xuất. Đây là cơ sở hàng đầu về Y học cổ truyền tại Việt Nam.
Giá cả hợp lý, phù hợp với người bệnh.
Khi sử dụng Cao lỏng thạch kim cần lưu ý những gì?
Không nên sử dụng các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như: cà phê, socola vì sẽ kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn, khiến tình trạng viêm đường tiết niệu trở nên trầm trọng.
Hạn chế sử dụng rượu, bia và những loại thức ăn chứa cồn khác, bởi chúng sẽ tạo ra một lượng nước tiểu nhanh chóng, gây áp lực lên bàng quang, khiến trương lực cơ xương chậu bị suy yếu. Ngoài ra, rượu còn lại tác nhân gây kích thích bàng quang, nhất là ở người bệnh viêm đường tiểu. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần hạn chế sử dụng bia rượu nhằm tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Tránh các đồ ăn cay nóng, vì có thể khiến bàng quang bị kích thích, thậm chí khiến triệu chứng bệnh càng thêm trầm trọng. Vì thế, thay vì dùng những loại gia vị như ớt đỏ, tiêu… để chế biến món ăn, người bệnh nên sử dụng những loại thảo mộc tạo vị cay như húng tây hay hương thảo.
Nên sử dụng các sản phẩm chứa probiotic (men vi sinh). Vì không những tốt cho đường ruột mà còn hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện những triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu rất tốt. Probiotic còn cung cấp những vi khuẩn có lợi để loại bỏ những vi khuẩn gây hại, giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, phòng chống những bệnh lý liên quan niệu đạo.
Các thực phẩm như tỏi, quả nam quất việt, dấm táo cũng rất tốt cho người đang mắc các bệnh lý về đường tiết niệu. Vì chúng có tính kháng khuẩn mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển các vi khuẩn tốt và tiêu diệt các vi khuẩn xấu.