Cốm bổ tỳ
( Viện Y học cổ truyền Trung ương )
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Cốm bổ tỳ.
Đóng gói: Hộp 10 gói x 10g.
Nơi sản xuất: Viện Y học cổ truyền Trung ương.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần của Cốm bổ tỳ – Viện yhct TW
Bạch biển đậu 3,5g
Ý dĩ 3,5g
Hoài sơn 3,5g
Đẳng sâm 3,5g
Liên nhục 1,75g
Mạch nha 1,75g
Sa nhân 0,7g
Trần bì 0,7g
Tá dược vđ
Bạch biển đậu
Bạch biển đậu (Semen Dolichoris) là hạt của cây đậu ván trắng đã chín và phơi khô. Đậu ván trắng là một loại dây leo, sống 1-3 năm. Thân leo màu xanh có góc, hơi có rãnh, trên mép của hạt, kéo dài chiếm 1/3-1/2 chu vi có lòng thưa dài, mềm. Đậu ván được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy quả non ăn, quả già lấy hạt làm thuốc. Muốn hái hạt làm thuốc thì vào tháng 9-10, quả chín già, hái về, đập lấy hạt, phơi khô là được. Theo đông y, bạch biển đậu có vị ngọt, hơi ổn, không độc, dùng làm thuốc bổ tỳ vị, chỉ tả lỵ phiền khát chữa các chứng đau bụng, xích bạch đới, giải độc, trúng độc do nhân ngôn.
Ý dĩ
Y dĩ hay còn gọi là hạt bo bo, có tên khoa học là Coix lacryma-jobi, là một loài thực vật nhiệt đới thân cao để lấy hạt trong họ Hòa thảo (Poaceae), có nguồn gốc Đông Á và Malaysia bán đảo nhưng được gieo trồng ở nhiều nơi trong ruộng, vườn như là một loại cây một năm. Hạt và rễ ý dĩ chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Theo y học cổ truyền hạt ý dĩ có vị ngọt, tính hơi hàn đi vào 3 kinh tì, vị, phế. Theo y học hiện đại, tác dụng của hạt ý dĩ như tốt cho hệ hô hấp, ức chế khối u hay tế bào ung thư, ngăn cản vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển, ổn định chỉ số cholesterol và hàm lượng chất béo trong cơ thể.
Hoài sơn
Hoài sơn (củ mài) là một dây leo có hình trụ dẹt, phía đầu thuôn dần, dài khoảng 30 – 50cm và ăn sâu xuống dưới lòng đất. Mỗi cây hoài sơn sẽ có 1 – 2 rễ củ mập. Thân cây nhẵn, lá có thể mọc so le hoặc mọc đối xứng, phiến lá hình tim dài, đầu nhọn. Hoài sơn phân bố khá phong phú ở Việt Nam. Cây có thể được trồng tại miền núi, đồng bằng hay trung du. Trong Đông y, củ mài có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ, sinh tân, dưỡng vị, bổ thận, ích phế, chỉ khát. Trong y học cổ truyền, hoài sơn là một vị thuốc bổ, giúp chữa tỳ vị hư nhược, viêm ruột kinh niên, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy, phế hư, bệnh đái tháo đường,…
Liên nhục
Liên nhục hay còn gọi là hạt sen, là một bộ phận của cây sen. Sen là loại cây sống dưới nước, ưa bùn và hấp thụ phù sa từ bùn để phát triển. Sen trưởng thành thường có cánh màu hồng nhạt, lá to, hương sen thơm nhẹ. Cây sen rất dễ sinh trưởng nên thường được trồng phổ biến ở nước ta. Không chỉ có hạt sen mà rất nhiều bộ phận của cây sen đều có thể chế biến thành thuốc hoặc dùng trong các món ăn hằng ngày. Theo Đông y, hạt sen có tính bình, vị ngọt bùi, không độc. Có lợi cho kinh tâm, thận, tỳ. Theo y học hiện đại, trong hạt sen chứa lượng lớn tinh bột, giàu protein, các axit amin, acid béo, đạm.
Mạch nha
Mạch nha là một loại mật dẻo có nguồn gốc từ các loại ngũ cốc như lúa mì, yến mạch, đại mạch, tinh bột mì, tinh bột sắn,… Mạch nha thường có độ dẻo mềm, không dai, vị ngọt thanh, màu vàng sậm, và thơm mùi đặc trưng. Cách thức sản xuất mạch nha truyền thống đó là dùng nếp và mộng lúa già. Mộng lúa già phơi nắng, tới khi khô thì đem giã thành bột. Gạo nếp đem nấu thành xôi, đổ ra để nguội rồi trộn đều với phần bột mộng lúa. Sau đó, mang hỗn hợp đó đi nấu, cô đặc để cho ra hỗn hợp đặc sánh. Mạch nha có thành phần là đường maltose, glucose, fructose, protein. Do đó, vị dược liệu này có những công dụng nổi bật như tăng cường chức năng hệ tiêu hoá, nâng cao sức khoẻ tim mạch, cải thiện tâm trạng.
Cốm bổ tỳ của Viện Y học cổ truyền Trung ương có những tác dụng gì?
Giúp kiện tỳ, ích khí, tiêu thực.
Cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa, phân sống, tiêu chảy kéo dài.
Bồi bổ cơ thể cho người gầy, còi xương, da xanh, suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh.
Kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt.
Hướng dẫn sử dụng Cốm bổ tỳ của Viện Y học cổ truyền Trung ương
Tùy vào từng đối tượng sử dụng mà Cốm bổ tỳ của Viện Y học cổ truyền Trung ương có những cách dùng khác nhau:
Đối với người lớn: mỗi ngày uống 3-6 gói.
Đối với trẻ em : mỗi ngày uống 1- 3 gói.
Khi sử dụng Cốm bổ tỳ của Viện Y học cổ truyền Trung ương nên pha gói cốm với nước sôi để cho cốm tan hết.
Cốm bổ tỳ của Viện Y học cổ truyền Trung ương nên sử dụng cho những ai?
Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa kém.
Người hay gặp tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Người ăn uống kém, ăn không ngon.
Người bị suy nhược cơ thể, gầy yếu, còi xương, da xanh xao.
Phụ nữ sau khi sinh.
Ưu điểm của Cốm bổ tỳ Viện Y học cổ truyền Trung ương
Có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Sản phẩm nhận được rất nhiều đánh giá tích cực của người dùng, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, kích thích ăn, bổi bổ cơ thể.
Giá thành hợp lý, phù hợp với người tiêu dùng.
Cần lưu ý những gì khi sử dụng Cốm bổ tỳ của Viện Y học cổ truyền Trung ương?
Ăn các thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá, có tác dụng tỉnh tì khai vị như: hạt dẻ, sơn dược, nho, mã thầy, nấm hương, cà rốt, táo tàu, đậu ván…
Không nên ăn các thực phẩm tính hàn mát, dễ gây tổn thương cho tì như mướp đắng, dưa chuột, bí đao, cà, hồng, chuối tiêu, lê, dưa hấu… Những thực phẩm như thịt vịt, cá, sữa tươi, vừng, củ cải…cũng dễ gây tổn thương tì khí.
Cần tránh ăn thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao như đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dẫu mỡ, đồ ăn chứa mỡ động vật. Vì chúng sẽ làm tăng những cơn co thắt ruột và làm cho triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn.
Không nên ăn các thực phẩm sống, tái, tanh vì sẽ gây kích thích hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, đồ tái sống không đảm bảo an toàn thực phẩm có thể đưa thêm nhưng loạn sán, ký sinh trùng vào cơ thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Hạn chế các loại rau nhiều chất xơ như: măng, rau cần, giá đỗ, đậu bắp,… Vì chúng khó tiêu, kích thích dạ dày, ruột co bóp làm tăng tình trạng đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Những đồ ăn đó nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.
Tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. Thay vào đó, nên uống các loại nước tinh khiết, nước lọc.