Cốm tan bình vị
( Viện Y học cổ truyền Trung ương)
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Cốm tan bình vị.
Đóng gói: Hộp 10 gói x 5g.
Nơi sản xuất: Viện Y học cổ truyền Trung ương.
Hạn sử dụng: Chi tiết trên bao bì.
Thành phần của Cốm tan bình vị – Viện yhct Trung Ương
Thương truật 5,00g
Hậu phác 2,50g
Trần bì 1,65g
Sinh khương 2,50g
Cam thảo 0,75g
Tá dược vđ
Thương truật
Thương truật thuộc họ cúc Compositae, có tên khoa học là Atractylodes chinensis. Cây thương truật là loài cây nhỏ sống lâu năm, có thân mọc thẳng đứng. Rễ phát triển thành củ có xếp thành chuỗi, kích thước to nhỏ không đều. Cây thương truật có nguồn gốc ở Đông Á, chúng được trồng lâu đời ở Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Đài Loan,… Người ta thường dùng bộ phận phần rễ để làm thuốc chữa bệnh. Theo đông y, Thương truật có vị cay, đắng, tính ấm, quy vào 2 kinh tỳ và vị. Có tác dụng giúp an thần, lợi tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, sáng mắt, giảm đau, làm ra mồ hôi, tiêu chảy, đầy hơi, trướng bụng, quáng gà, hạ đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường, đau dạ dày, viêm ruột, chứng chân tay không có sức, lợi tiểu, thấp khớp, nhức đầu,…
Hậu phác
Hậu phác có tên khao học là Magnolia officinalis et Wils, họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Hậu phác là chỉ về một loại cây có vỏ dày với cách trồng rất chất phác (phác là giản dị chất phác, hậu theo tiếng trung quốc nghĩa là dày). Hậu phác có nguồn gốc tại Trung Quốc và phân bố chủ yếu tại đây. Vỏ thân là bộ phận được dùng để làm dược liệu của cây Hậu phác. Theo y học cổ truyền, Hậu phác có vị cay đắng, tính ôn và không độc. Có tác dụng ôn trung hạ khí, táo thấp tiêu đờm, dùng để điều trị các chứng hen suyễn, ho, tiết tả, nôn mửa, thực tích, thượng vị đầy trướng.
Trần bì
Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae), là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Để có vị thuốc trần bì, đến mùa quýt chín người ta hái quả về, khía vỏ quả làm 3 – 4 mảnh sát đến cuống, ăn múi rồi xâu vỏ vào dây lạt, phơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ cho khô. Không nên treo gác bếp làm trần bì bị mất tinh dầu và dễ bẩn. Trần bì là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ. Thường dùng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy… Ngoài ra, Trần bì còn có nhiều công dụng khác như chống dị ứng, lợi mật, giảm ho, ức chế cơ trơn tử cung,…
Sinh khương
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe, họ Gừng (Zingiberaceae). Sinh khương là thân rễ của cây Gừng tươi hoặc khô. Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau: Sinh khương: củ (thân rễ) tươi, Can khương: thân rễ phơi khô. Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm. Thân rễ mầm lên thành củ, lâu dần thành xơ. Lá mọc so le, không cuống, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vỏ có mùi thơm. Thân rễ hay thường gọi là củ là bộ phận của cây được sử dụng để làm thuốc. Sinh khương có vị cay, tính ấm, có tác dụng khu phong tán hàn, giải biểu, ôn thông kinh lạc. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, sát trùng, tăng bài tiết, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, thú, chim độc.
Cam thảo
Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrrhiza uralensis Fisch, thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae). Thảo dược này bắt nguồn từ tên gọi cam nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ. Cam thảo bắc là cây sống lâu năm, lòng thân rất nhỏ. Hoa có màu tím nhạt, hình cánh bướm, thường nở vào mùa hạ và mùa thu. Cam thảo là vị thuốc rất thông dụng cả trong Đông và Tây y. Theo Đông y, thảo dược này có vị ngọt, tính bình, đi vào khắp 12 kinh lạc. Có tác dụng bồi bổ tỳ vị, nhuận phổi, thanh nhiệt giải độc, giúp điều hòa các vị thuốc. Trong Tây y chỉ ra các tác dụng của cam thảo như: chống viêm, chống dị ứng, chữa ho, thông đờm, giải độc, giảm huyết áp, chống co thắt, chữa các vết loét trong hệ tiêu hóa.
Cốm tan bình vị của Viện Y học cổ truyền Trung ương có những tác dụng gì?
Kiện tỳ, hóa thấp, hành khí.
Chữa rối loạn tiêu hóa.
Giảm đầy hơi, trướng bụng, ăn không tiêu, buồn nôn.
Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, viêm đại tràng mãn tính
Sử dụng Cốm tan bình vị của Viện Y học cổ truyền như thế nào?
Nên sử dụng Cốm tan bình vị mỗi lần 1-2 gói, mỗi ngày 2 lần.
Hòa tan gói cốm với nước ấm để cốm dễ tan, dễ uống và dễ hấp thu vào cơ thể hơn.
Sử dụng Cốm tan bình vị liên tục từ 4 – 8 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối tượng sử dụng Cốm tan bình vị của Viện Y học cổ truyền Trung ương bao gồm những ai?
Bệnh nhân bị chứng rối loạn tiêu hóa.
Người đang gặp tình trạng đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, nôn, ăn không tiêu.
Người bị viêm loét dạ dày, viêm đại tràng mãn tính.
Người ăn uống kém, ăn không ngon.
Ưu điểm của Cốm tan bình vị là gì?
Sản phẩm được sản xuất với thành phần hoàn toàn là từ dược liệu thiên nhiên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Cốm tan bình vị do Viện Y học cổ truyền trung ương sản xuất dựa trên bài thuốc cổ truyền và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người sử dụng vì có hiệu quả cao trong các bệnh lý tiêu hóa.
Sản phẩm có giá thành phù hợp với đa số người tiêu dùng.
Cần phải lưu ý những gì khi sử dụng Cốm tan bình vị của Viện Y học cổ truyền Trung ương?
Không sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Không nên ăn các món ăn tái sống như: tiết canh, các món gỏi, đồ tái, đồ bảo quản lâu ngày, ôi thiu. Vì chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn có hại khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì luôn tiềm ẩn các nguy cơ cho sức khỏe đặc biệt là cho người có vấn đề tiêu hóa.
Không sử dụng các đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu bia, cà phê có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó bạn cũng nên tránh hút thuốc lá để giúp bệnh nhanh khỏi.
Hạn chế ăn hoa quả sấy, hoa quả khô đóng hộp vì có chứa hàm lượng đường cao không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
Tránh các loại hoa quả có chứa nhiều axit và có vị chua như chanh, cam,… Vì khi ăn các loại hoa quả chứa axit sẽ khiến cho tình trạng đầy hơi, tiêu chảy thêm trầm trọng.
Không nên ăn thực phẩm chứa quá nhiều chất béo như đồ chiên rán, xào sẽ gây gánh nặng cho đường ruột. Ngoài ra thực phẩm chứa quá nhiều các gia vị cay nóng cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến tình trạng thêm trầm trọng.