Cốm tan tiêu độc
( Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương )
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Cốm tan tiêu độc.
Đóng gói: Hộp 5 gói x 20g.
Nơi sản xuất: Viện Y học cổ truyền Trung ương.
Hạn sử dụng: Chi tiết trên bao bì.
Cốm tan tiêu độc của Viện Y học cổ truyền Trung ương có thành phần là gì?
Cốm tan tiêu độc của Viện Y học cổ truyền có thành phần gồm: Bồ Công anh, Kim ngân hoa, Thương nhĩ tử, Thổ phục linh, Sài đất, Cam thảo.
Bồ công anh
Theo y học cổ truyền, bồ công anh là dược liệu có vị đắng, tính mát, quy vào các kinh can, thận, tâm và có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và hóa thấp. Được dùng để điều trị các bệnh về da, giúp hạ đường huyết, phòng chống ung thư, tốt cho xương, cải thiện chức năng gan, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe của đường tiết niệu.
Kim ngân hoa
Trong Y Học Cổ Truyền, kim ngân hoa được biết đến là môt loại dược liệu giúp thanh nhiệt giải độc, thanh giải biểu nhiệt, thanh thấp nhiệt. Thường được sử dụng trong điều trị các bệnh mụn nhọt, nhọt vú, nhọt trong ruột, đinh độc, dị ứng và mẩn ngứa. Ngoài ra, kim ngân hoa còn được sử dụng để điều trị ngoại cảm phong nhiệt, sưng đau hầu họng, viêm amiđan, đau mắt đỏ, sốt nóng ở thời kỳ đầu, điều trị bệnh lỵ, hoặc tiểu tiện ra máu.
Thương nhĩ tử
Còn có tên gọi khác là ké đầu ngựa. Có tác dụng kháng viêm, kháng nấm, hạ sốt và giảm đau và chống oxy hóa mạnh. Trong y học cổ truyền, thương nhĩ tử được dùng để điều trị các bệnh như đau đầu, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm xoang, đau nhức xương khớp, chân tay tê dại co rút, mụn nhọt, mẩn ngứa.
Thổ phục linh
Theo Y học cổ truyền, thổ phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình, lợi về kinh: Can, tỳ vị. Có tác dụng tiêu độc, trừ phong thấp, mạnh gân xương, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp… thường được dùng để chữa tê thấp, đau mỏi, lở ngứa, tiêu hóa kém, viêm thận, viêm bàng quang, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, viêm da mủ, giải độc thủy ngân, eczema và còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư.
Sài đất
Có vị ngọt, hơi chua, tính mát, quy kinh can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu đờm, cầm ho, mát máu, mát gan, chữa viêm cơ, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, cảm mạo, sốt liên miên, mụn nhọt, lở loét ngoài da.
Cam thảo
Đây là loài dược liệu có vị ngọt và mùi thơm nhẹ. Trong cả Đông y và Tây y, cam thảo là vị thuốc rất phổ biến. Cam thảo được dùng để long đờm, giảm ho, sốt, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống viêm loét dạ dày, chữa đau bụng, tiêu chảy, thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giảm mỡ trong máu, giải độc đặc biệt là độc tố uốn ván, bạch cầu, tăng cường chức năng gan, ức chế khả năng phát triển của tế bào ung thư.
Cốm tan tiêu độc của Viện Y học cổ truyền Trung ương có những tác dụng gì?
Có tác dụng sơ phong, thanh nhiệt, tiêu độc.
Tăng cường chức năng gan.
Dùng để trị mẩn ngứa, dị ứng, mày đay, mụn nhọt, nóng trong người.
Hướng dẫn sử dụng Cốm tan tiêu độc của Viện Y học cổ truyền Trung ương
Để đem lại hiệu quả tốt nhất người dùng nên sử dụng theo hướng dẫn sau:
Tùy vào từng đối tượng sử dụng, Cốm tan tiêu độc sẽ có những cách dùng khác nhau.
Trẻ em: mỗi ngày uống 1/2-1 gói.
Người lớn: mỗi ngày uống 1-2 gói, chia 2 lần.
Nên sử dụng Cốm tan tiêu độc theo liệu trình từ 2 – 3 tháng để đem lại kết quả tốt nhất.
Đối tượng sử dụng Cốm tan tiêu độc của Viện Y học cổ truyền Trung ương gồm:
Người có chức năng gan kém.
Người bị nóng trong, mụn nhọt.
Người đang gặp tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay.
Cốm tan tiêu độc của Viện Y học cổ truyền Trung ương có những ưu điểm gì?
Được nghiên cứu và bào chế bởi Viện Y học cổ truyền Trung ương với thành phần hoàn toàn là từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Sử dụng được cho nhiều đối tượng cả trẻ em và người lớn.
Giá thành hợp lý, phù hợp với người tiêu dùng.
Cần lưu ý nhưng gì khi sử dụng Cốm tan tiêu độc của Viện Y học cổ truyền Trung ương?
Cần tránh các loại hải sản như: tôm, cua, sò, ốc,…nhũng thực phẩm này chứa nhiều đạm rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, người đang bị dị ứng, mẩn ngứa không nên dùng vì các chất có trong một số hải sản có thể sinh ra các histamine tự do. Những histamine tự do này là nguyên nhân gây ra tình trạng dị dứng cho người bệnh.
Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh, kẹo, siro, mật ong, nước ngọt,…. Vì những thực phẩm này có thể kích thích quá trình dị ứng của cơ thể, từ đó khiến bệnh càng trwor nên trầm trọng, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu hơn.
Hạn chế các loại thịt béo như: thịt bò, thịt cừu, thịt mỡ lợn,… bởi chúng có thể làm cho tình trạng viêm nặng them, gây khó khăn cho việc điều trị.
Cần tránh xa thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp như: xúc xích, lạp xưởng,… Vì trong thành phần của chúng có chưa snhieeuf chất phụ gia, chất bảo quản. Điều này có thể làm cho cơ thể bị dị ứng nặng hơn, tình trạng sưng đỏ ngứa ngáy sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
Không nên ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Chúng không chỉ làm cho tình trạng dị ứng trở lên nặng hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác như táo bón, khó tiêu, đau dạ dày,… Do đó, bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe của bản thân.