Hoàn bổ trung ích khí
( Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an )
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Hoàn bổ trung ích khí.
Đóng gói: Hộp 10 viên hoàn x 8g.
Nơi sản xuất: Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an.
Hạn sử dụng: chi tiết trên bao bì.
Hoàn bổ trung ích khí của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có thành phần là gì?
Hoàn bổ trung ích khí của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có thành phần gồm: Bạch truật, Trần bì, Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Cam thảo, Sài hồ, Đại táo, Hoài sơn, Thăng ma.
Bạch truật
Đây là một vị thuốc bổ và được dùng để chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, sốt ra mồ hôi. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường, điều trị ung thư phổi và các biến chứng do chạy thận.
Trần bì
Theo Y học cổ truyền trần bì có tính ấm, mùi thơm và vị đắng có tác dụng kiện tỳ, điều hòa khí huyết và tiêu đờm, thường được dùng chữa đầy bụng, tiêu chảy, nôn mửa,.. và nhiều triệu chứng bệnh lý khác. Trần bì được bào chế theo cách như rửa sạch và phơi khô. Có thể dùng sống hoặc sao vàng.
Đẳng sâm
Được sử dụng làm thuốc bổ chữa các chứng bệnh liên quan đến đi tiêu phân sống, lỏng hoặc nát, ăn không tiêu, sắc mặt nhợt nhạt, tiếng nói nhỏ, chân tay mỏi yếu, thở ngắn, mệt mỏi, phế hư sinh ho….
Hoàng kỳ
Là một loại dược liệu có tác dụng ích khí, cố biểu, lợi tiểu, trị bệnh tiêu khát (tiểu đường) tiểu buốt, giải nhiệt, giải độc, bài nùng (rút mủ) trị viêm da lở loét.
Đương quy
Thường được dùng để tạo mùi. Trong y học cổ truyền nó được dùng để chữa bệnh về nội tiết, chữa đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp cũng như các bệnh về da. Ngoài ra, đương quy còn là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản.
Cam thảo
Có tác dụng long đờm, giảm ho, sốt, bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch, chống viêm loét dạ dày, chữa đau bụng, tiêu chảy, thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giảm mỡ trong máu, giải độc, đặc biệt là độc tố uốn ván, bạch hầu, tăng cường sức khỏe bảo vệ gan.
Sài hồ
Giúp hạ mỡ máu, lợi mật và bảo vệ gan. Nước sắc sài hồ làm tăng khả năng tổng hợp protein, tăng cường miễn dịch trên động vật thực nghiệm. Ngoài ra, nước sắc vị thuốc sài hồ còn có tác dụng ức chế trực khuẩn lao, phẩy khuẩn tả, cầu khuẩn tan huyết, virus cúm, vi trùng sốt rét, virus gây viêm gan,…
Hoàn bổ trung ích khí của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có những tác dụng gì?
Hoàn bổ trung ích khí giúp bổ trung ích khí, bồi bổ trung tiêu, tăng khí lực,tăng hương cử hãm.
Giúp điều trị tỳ vị hư nhược, trung khí hạ hãm, thân thể mệt mỏi, sức yếu, ăn ít, bụng trướng, tiêu chảy lâu ngày, sa trực tràng, sa dạ con.
Hướng dẫn sử dụng Hoàn bổ trung ích khí của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Sử dụng Hoàn bổ trung ích khí mỗi lần 1 viên hoàn, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Uống sau khi ăn 2 giờ.
Khi sử dụng nên nhai trực tiếp hoặc uống với nước ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối tượng sử dụng Hoàn bổ trung ích khí của Viện Y học cổ truyền Bộ công an bao gồm:
Người tỳ vị hư nhược.
Người suy nhược cơ thể, mới ốm dậy, ăn uống kém.
Người đang gặp tình trạng trướng bụng, tiêu chảy lâu ngày không khỏi.
Bệnh nhân bị sa trực tràng, sa dạ con.
Ưu điểm của Hoàn bổ trung ích khí của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Được bào chế với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Được nhiều người bệnh tin dùng và đánh giá rất tốt vì hiệu quả mà nó mang lại.
Giá thành hợp lý, phù hợp với người bệnh.
Cần lưu ý những gì khi sử dụng Hoàn bổ trung ích khí của Viện Y học cổ truyền Bộ công an?
Khi sử dụng Hoàn bổ trung ích khí nên nhai viên hoàn hoặc uống trực tiếp với nước ấm để đem lại hiệu quả tốt nhất.
những loại thực phẩm cần hạn chế
Không nên ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo. Vì thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao làm tăng những cơn co thắt ruột và làm cho triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy, cần tránh các loại đồ ăn như đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dẫu mỡ, hạn chế đồ ăn chứa mỡ động vật trong thực đơn hàng ngày.
Hạn chế ăn hoa quả sấy khô và một số loại trái cây như: đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (mơ, nho khô, mận khô) vì chúng sẽ làm bạn bị đầy hơi và làm nặng hơn bệnh tiêu chảy.
Không nên ăn thịt bò, thịt tươi sống, cá tôm, hải sản. Vì các thực phẩm sống, tái, tanh gây kích thích hệ tiêu hóa, nếu bạn có triệu chứng nôn thì bạn càng dễ nôn nhiều. Bên cạnh đó, đồ tái sống, không đảm bảo an toàn thực phẩm có thể đưa thêm nhưng loạn sán, ký sinh trùng vào cơ thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Tránh các loại rau nhiều chất xơ như: măng, rau cần, giá đỗ, đậu bắp,… Vì chúng khó tiêu, kích thích dạ dày, ruột co bóp làm tăng tình trạng đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Những đồ ăn đó nhiều bã làm tăng lượng phân, sau khi hấp thụ nước bị trương ra, làm ruột co bóp gây tiêu chảy nhiều hơn.
Không nên ăn củ cải, hành, đậu tương, bí đỏ, củ từ, hành sống, tỏi sống, dưa muối, cà muối vì đây là những thực phẩm sinh hơi, có tính kích thích ruột.
Tránh uống rượu, cà phê, và các loại nước giải khát có ga. nên uống nước tinh khiết, nước lọc.