Hoàn đại tràng giúp điều trị viêm đại tràng cấp và mãn tính
( Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an )
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Hoàn đại tràng.
Đóng gói: Lọ 36g hoàn cứng.
Nơi sản xuất: Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an.
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
Hoàn đại tràng của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có thành phần là gì?
Hoàn đại tràng của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có thành phần gồm: Bạch truật, Mộc hương, Chỉ xác, Cam thảo, Nhục đậu khấu, Hoàng kỳ, Bạch thược, Sơn tra, Ý dĩ, Đẳng sâm, Trần bì, Hoài sơn, Đương quy, Phá cố chỉ.
Bạch truật
Đây là một vi thuốc được dùng để chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, sốt ra mồ hôi. Ngoài ra, thảo dược này cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường, điều trị ung thư phổi và các biến chứng do chạy thận.
Mộc hương
Có mùi hương gỗ rõ rệt, bên ngoài thường sần sùi màu vàng hoặc nâu nhạt. Nó có đặc tính khử trùng, kháng vi-rút, chống co thắt, diệt khuẩn, tiêu hóa, tiêu diệt, long đờm, hạ huyết áp, hạ sốt, chất kích thích, thuốc bổ và chữa dạ dày.
Chỉ xác
Còn có tên gọi khác là Đường quất, trái già của quả Trấp. Theo Y học cổ truyền, chỉ xác có vị đắng, tính hàn. Chúng thường được dùng trong điều trị đau nhức xương khớp, tiểu tiện ra máu, đau bụng khi mang thai, động kinh, co giật. Ngoài ra chỉ xác còn có tác dụng tả đờm, tả khí, hoạt khiếu, tiêu đầy trướng…
Cam thảo
Có tác dụng long đờm, giảm ho, sốt, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống viêm loét dạ dày, chữa đau bụng, tiêu chảy, thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giảm mỡ trong máu, giải độc, đặc biệt là độc tố uốn ván, bạch hầu, tăng cường sức khỏe bảo vệ gan.
Nhục đậu khấu
Theo Y học cổ truyền, nhục đậu khấu là một loại dược liệu tốt cho hệ tiêu hóa. Có tác dụng giảm buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy, hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh Crohn. Ngoài ra, nhục đậu khấu giúp tăng tiết dịch dạ dày và ruột nên có thể giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Bạch thược
Hay còn gọi là mẫu đơn trắng. Trong Y học cổ truyền, bạch thược có tác dụng dưỡng huyết, giảm đau, nhuận gan nên được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa đau nhức, tả lỵ, thống kinh nguyệt, băng huyết…
Sơn tra
Theo Y học cổ truyền sơn tra có vị chua ngọt, tính hơi ôn, vào kinh tỳ, vị và can, sơn tra có tác dụng hóa thực tiêu tích, hoạt huyết, tán ứ, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn. Trị đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hoại huyết, dị ứng nổi ban, đau nhức khớp, viêm tinh hoàn, thống kinh, cam tích.
Tác dụng của Hoàn đại tràng là gì?
Điều trị viêm đại tràng (phân lỏng, phân nát, phân sống).
Giúp phục hồi đại tràng.
Điều trị đại tràng co thắt.
Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích.
Điều trị đau dạ dạy, trào ngược dạ dày.
Giúp điều trị tiêu chảy mãn tính.
Làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng: đau bụng, đầy hơi, sôi bụng, đi ngoài, ăn uống không tiêu.
Hướng dẫn sử dụng Hoàn đại tràng
Sử dụng Hoàn đại tràng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3gam hoàn. Nên sử dụng trước bữa ăn.
Để đem lại kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên sử dụng Hoàn đại tràng theo liệu trình từ 1 – 3 tháng, tùy thuộc vào mức độ bệnh.
Những ai nên sử dụng Hoàn đại tràng?
Bệnh nhân viêm đại tràng cấp và mãn tính.
Người bị hội chứng ruột kích thích, đại tràng co thắt.
Người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh nhân tiêu chảy mãn tính.
Người đang gặp tình trạng đau bụng, đầy hơi, sôi bụng, đi ngoài, ăn uống không tiêu.
Hoàn đại tràng của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có những ưu điểm gì?
Có thành phần hoàn toàn là dược liệu tự nhiên rất an toàn, không có tác dụng phụ.
Có hiêu quả rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mãn tính, làm giảm các triệu chứng đau bụng, bụng đầy trướng, khó tiêu, tiêu chảy,…
Giá thành hợp lý, phù hợp với đa số người bệnh.
Cần phải lưu ý những gì khi sử dụng hoàn đại tràng của Viện Y học cổ truyền Bộ công an?
Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu bia, đồ chứa nhiều carbonate như soda, trà cà, cà phê hay các loại đồ ngọt nhân tạo sẽ khiến cho hệ tiêu hóa dễ bị kích ứng, gây khó chịu cho người bệnh.
Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ động vật. Không chỉ người bệnh viêm đại tràng mà thậm chí tất cả mọi người nên hạn chế sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn. Tác hại của mỡ động vật có thể gây ra các cơn ợ hơi, trướng bụng khi ở mức độ nhẹ còn khi sử dụng quá nhiều sẽ có thể gây ra viêm loét nặng hơn thậm chí gây ra các bệnh lý không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn liên quan đến tim mạch.
Không ăn các loại thức ăn quá cứng, quá khô cũng sẽ gây tổn hại cho người bệnh viêm đại tràng. Cụ thể, các thức ăn này có thể cọ xát, gây viêm loét ở thành ruột lan rộng hơn, đại tiện sẽ ra máu.
Tránh các loại đồ ăn cay nóng. Vì chúng thường sẽ chứa capsaicin gây rối loạn các chức năng trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng. Bên cạnh đó, đồ ăn cay còn có thể gây kích ứng các vết viêm loét ở thành đại tràng, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội.
Không sử dụng các sản phẩm từ sữa: Bởi người bệnh viêm đại tràng thường có triệu chứng không dung nạp với đường sữa lactose có trong bơ sữa, đặc biệt là sữa bò
Hạn chế các loại rau có màu đậm, rau có quá nhiều chất xơ vì sẽ gây khó tiêu hóa, đau bụng, điển hình như bắp cải, cải brussel và bông cải xanh.
Không nên ăn đồ ăn có nhiều đường vì sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng và tiêu chảy.
Không ăn hải sản tươi sống bởi nó sẽ khiến người bệnh đau bụng, đi ngoài.