Hoàn thập toàn đại bổ
(Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an)
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Hoàn thập toàn đại bổ.
Đóng gói: Lọ 10 viên hoàn x 8g.
Nơi sản xuất: Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an.
Hạn sử dụng: Chi tiết trên bao bì.
Hoàn thập toàn đại bổ của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có thành phần là gì?
Hoàn thập toàn đại bổ được bào chế từ các loại dược liệu thiên nhiên: Đẳng sâm, Đương quy, Bạch linh, Xuyên khung, Bạch truật, Thục địa, Cam thảo, Bạch thược, Quế chi, Hoàng kỳ.
Đẳng sâm
Được sử dụng làm thuốc bổ chữa các chứng bệnh liên quan đến đi tiêu phân sống, lỏng hoặc nát, ăn không tiêu, sắc mặt nhợt nhạt, tiếng nói nhỏ, chân tay mỏi yếu, thở ngắn, mệt mỏi, phế hư sinh ho…. Ngoài ra, đẳng sâm còn được sử dụng thay cho nhân sâm ở những bài thuốc có thể chữa các chứng bệnh như tiêu hoá hư yếu, tiêu hoá kém, cùng với các vị thuốc khác như Bạch truật, bạch linh, hoài sơn, liên nhục….
Đương quy
Theo Đông y, đương quy có vị ngọt cay, tính ôn; vào kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh chỉ thống, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp huyết hư, thiếu máu, đau đầu chóng mặt xây sẩm choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực, kinh nguyệt không đều, thống kinh; phong thấp, đau bụng do tỳ vị hư hàn, đau nhức sưng nề, lở ngứa; là thuốc tốt cho người cao tuổi và phụ nữ sau sinh bị táo bón.
Bạch linh
Đây là một loại nấm sống ký sinh xung quanh rễ của cây thông. Vị thuốc này có tác dụng kiện tỳ, hòa vị, lợi thủy và trừ thấp nên được dùng để điều trị chứng tiểu tiện khó, suy nhược cơ thể, mất ngủ, tỳ vị kém dẫn đến chứng ăn uống không tiêu, bụng đau, tiêu chảy,…
Xuyên khung
Được coi là loại thuốc hàng đầu để điều trị các loại đau đầu như do gió lạnh hoặc gió nóng, phong hàn ẩm thấp, huyết ứ, thiếu máu. Cây xuyên khung có tác dụng đáng chú ý đối với chứng đau khớp do thấp khớp và liệt nửa người vì đột quỵ.
Bạch truật
Được xem là một vị thuốc bổ và được dùng để chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, sốt ra mồ hôi. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường, điều trị ung thư phổi và các biến chứng do chạy thận.
Thục địa
Theo Y Học Cổ Truyền, thục địa là một vị thuốc đông y có tác dụng bổ máu, bổ thận tráng tinh. Thục địa là vị thuốc xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian điều trị một số bệnh lý như cao huyết áp, huyết hư, suy nhược cơ thể, chống viêm, hạ đường huyết, phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Hoàn thập toàn đại bổ của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có những công dụng gì?
Có tác dụng ôn bổ khí huyết.
Dùng trong các trường hợp khí huyết hư, da nhợt nhạt, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu mệt mỏi, tay chân lạnh, kinh nguyệt ra nhiều.
Hướng dẫn sử dụng Hoàn thập toàn đại bổ của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên hoàn.
Uống với nước ấm để đạt hiệu quả cao.
Những ai nên sử dụng Hoàn thập toàn đại bổ của Viện Y học cổ truyền Bộ công an?
Người suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
Người bị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu.
phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Ưu điểm của Hoàn thập toàn đại bổ của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Có thành phần là dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Giá thành phù hợp với đa số người bệnh.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Hoàn thập toàn đại bổ của Viện Y học cổ truyền Bộ công an?
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như: thịt đỏ, gan động vật, nấm, mộc nhĩ,… chúng không những nuôi dưỡng tế bào tốt hơn mà còn giảm tình trạng thiếu máu.
Nên ăn thực phẩm giàu vitamin B như các loại vitamin B12, B9, B6, B,…có trong trứng, rau đậm màu, các loại đậu, măng tây, sữa và chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, hoa quả tươi,… vì chúng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tạo hồng cầu cũng như biệt hóa nguyên bào hồng cầu. Vì thế chúng cũng rất cần đối với người bị thiếu máu.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như xoài, cam, cải xoăn, ổi, đu đủ, dâu tây,… vì Vitamin C giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu rất tốt. Không những thế nó còn giúp sắt được hấp thụ tốt hơn, phòng chống viêm, nhiễm trùng, hình thành collagen.
Ăn các loại rau màu xanh đậm như: cải bó xôi, cải xoăn, cần tây, lá lốt, rau ngót, rau đay,… là nguồn cung cấp chất sắt nonheme vô cùng đa dạng. Không những thế nó còn cung cấp vitamin C và folate để việc hấp thụ sắt trở nên dễ dàng hơn.
Sử dụng các loại thịt như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà,…Hầu hết các loại thịt đều có lượng lớn sắt heme giúp cơ thể có thể hấp thụ đủ lượng sắt cần thiết cho sự sản sinh của hồng cầu, hỗ trợ điều trị thiếu máu.
Hải sản rất tốt cho người thiếu máu nhất là hải sản có vỏ rất nhiều chất sắt và folate. Không những thế, hải sản còn chứa các loại khoáng chất như: photpho, canxi, kẽm,… tốt cho xương khớp. Các loại hải sản nên ăn gồm: tôm, cua, hàu, cá mòi, cá thu,…
Các loại đậu như: đậu đen, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành,…là nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất sắt nhưng lại rất rẻ tiền và dễ kiếm nên phù hợp với mọi người bị thiếu sắt. Các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều,… là nguồn cung cấp chất sắt rất dồi dào. Người bị thiếu máu có thể sử dụng nó kèm với salad, các loại rau hoặc trái cây để có được một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường máu và sức đề kháng cho cơ thể.