Huyết phủ trục ứ yhct HCM
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: HUYẾT PHỦ TRỤC Ứ.
Đóng gói: 1 lọ – 60 viên.
Xuất xứ: Bệnh viện y học cổ truyền Tp.HCM.
Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần của Huyết phủ trục ứ – Viện yhct HCM
Cao đặc quy về khan 184,6 mg tương ứng với:
Đào nhân 54 mg | Sinh địa 81 mg |
Hồng hoa 81 mg | Cát cánh 40 mg |
Ngưu tất 81 mg | Cam thảo 27 mg |
Bột dược liệu 310 mg tương ứng với:
Đào nhân 54 mg | Xích thược 54 mg |
Đương quy 81 mg | Xuyên khung 40 mg |
Chỉ xác 54 mg | Sài hồ 27 mg |
Tá dược vừa đủ 1 viên |
Sài hồ
Vị thuốc sài hồ (Radix Bupleuri) là rễ cây phơi hay sấy khô của cây sài hồ Bupleurum sinense DC. và một số cây khác cùng chi cùng họ. Sài hồ bắc là một cây sống lâu năm, cao 45-70 cm, rễ nhỏ, hình trụ, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Thân cây mọc thẳng, phân cành hình chữ chi. Cây được thu hoạch vào mùa thu hoặc mùa xuân. Đào lấy rễ về rửa sạch đất cát, sau đó phơi hoặc sấy khô dùng dần. Theo y học hiện đại, Cây sài hồ bắc đã được nghiên cứu về mặt dược lý, với 2 tác dụng chủ yếu là: chữa sốt và chữa sốt rét.
Đào nhân
Đào nhân thực chất là hạt của quả đào (semen persicae). Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng, nhiều chất dầu. Mùi nhẹ, vị béo, hơi đắng. Khi quả chín, người ta bóc tách lấy nhân hạt bên trong bằng cách đập vỡ vỏ rồi đem phơi hoặc sấy nhẹ đến khi khô. Đào nhân có vị đắng có tác dụng sơ tiết tán ứ đi vào phần huyết của Can. Đào nhân có công dụng tiêu trừ huyết ứ sinh huyết mới, có sức mạnh phá huyết điều kinh. Ngoài ra đào nhân còn có các tác dụng khác như nhuận tràng thông tiện do hạt có chứa tinh dầu với các trường hợp tân dịch bị tổn thương làm đại tràng khô táo, đại tiện táo bón bí kết.
Hồng hoa
Hồng hoa là cây thảo nhỏ sống hàng năm, cao cỡ 0,6m đến 1m hoặc có thể hơn, không có lông. Thân đứng, trắng, nhẵn, có vạch dọc, phân cành ở ngọn. Cây ưa sáng và ưa ẩm, thuộc loài ở vùng ôn đới ấm, nên khi trồng tại Việt Nam cần tránh mùa hè. Theo Đông y, hồng hoa vị cay, tính ôn; vào Tâm và Can. Công dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống. Trị ứ huyết, tích huyết gây đau như đau quặn bụng, đau tức ngực, thống kinh, bế kinh, kinh huyết rỉ rả dài ngày không cầm. Ngoài ra còn là thuốc trị chấn thương đụng dập, sưng nề, tụ máu xuất huyết.
Chỉ xác
Chỉ xác là thịt quả sau khi sấy hoặc phơi khô của quả Cam chua. Chỉ là tên cây, xác là vỏ. Cam chín sau khi phơi thường các múi quắt lại chỉ còn vỏ với xơ nên được gọi là Chỉ Xác. Để có chỉ xác, quả gần chín được thu hái vào khoảng giữa tháng 7- tháng 8, mang về sửa sạch, quả to bổ đôi rồi sau đó tiến hành phơi hay sấy khô. Theo Đông y, Chỉ xác và Chỉ thực đều là các vị thuốc có vị đắng, hơi chua, tính hơi hàn, quy vào hai kinh tỳ và vị. Thường được dùng để trị các chứng bệnh như thần kinh dễ bị kích thích, mất ngủ, đau đầu và đau nửa đầu, ngủ trằn trọc, động kinh, đánh trống ngực, tiêu hóa kém, đầy hơi, nuối hơi, tích trệ, ho đờm, tiểu tiện khó,…
Xích thược
Xích thược là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 50-80cm, rễ củ mập, có vỏ ngoài màu nâu đỏ. Thân hình trụ, nhẵn. Lá mọc so le, có cuống dài. Cây có nguồn gốc vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, được nhập trồng tại Sa Pa, hiện không còn nhiều. Bộ phận dùng là dược liệu là rễ sau khi lấy về bỏ rễ con, làm sạch đất cát rồi phơi hoặc sấy khô. Thời điểm thu hái là vào mùa xuân, thu. Đào lấy rễ cây rồi loại bỏ thân, rễ con, đất cát, tạp chất sau đó đem phơi khô. Trong đông y, Xích thược được dùng trong chữa đau vùng ngực, bụng, sườn, mồ hôi trộm, âm hư phát sốt, tả, lỵ, rối loạn kinh nguyệt, thai nhiệt, chảy máu cam.
Công dụng
Loại bỏ huyết ứ, lưu thông khí huyết và giảm đau.
Cách dùng
Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-4 viên.
LƯU Ý: Tránh dùng với thức ăn lạnh và cay trong thời gian dùng thuốc.
Chỉ định – Chống chỉ định
*Chỉ định: Dùng cho những trường hợp đau thắt ngực, đau đầu kéo dài, đánh trống ngực, mất ngủ do ứ trệ khí huyết.
*Chống chỉ định: không dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Cách bảo quản
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Để xa tầm tay của trẻ em.