Thuốc bỏng B76
Sản phẩm của Học viện Quân y
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Thuốc bỏng B76.
Đóng gói: lọ 20g.
Nơi sản xuất: Học viện quân y.
Hạn sử dụng: chi tiết trên bao bì.
Thành phần của thuốc bỏng B76
Thuốc bỏng B76 có thành phần bao gồm:
Bột vỏ cây xoan trà: 19g.
Một số loại tá dược, phụ liệu khác như Magie stearat… vừa đủ 20g.
Dạng bào chế: Bột dùng ngoài.
Vỏ cây xoan trà hay còn gọi là xoan nhừ
Trong đông y dùng làm thuốc chữa bỏng, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, giảm đau và cầm máu.. Chữa bỏng bằng cao xoan nhừ đơn giản, rẻ tiền, kết quả tốt: Không gây bội nhiễm, biến chứng, dị chứng, rút ngắn ngày điều trị so với điều trị bằng tây y, bệnh nhân dễ chịu, không đau, vết bỏng không có mùi hối thối. Nhiều trường hợp có thể chữa ngoại trú, tại nhà, rất phù họp với điều kiện của người dân.
Nước sắc đặc vỏ xoan nhừ còn có tính chất làm khô vết thương bỏng, do đó màng che phủ giữ được tính chất là một màng khô nhưng mềm mại, vững chắc, đồng thời bám chặt vào vết thương bỏng.
Dùng vỏ xoan nhừ chữa các loại bỏng nông tiết kiệm được băng gạc, đỡ số lần thay băng, do đó bớt đau đớn cho bệnh nhân, lại giảm được nhiễm trùng tại chỗ do cách ly được vết bỏng với môi trường bên ngoài. Vết bỏng nông tự biểu mô hoá dưới màng, ở vết thương độ bỏng 2, bỏng trung bì nông, từ 8-12 ngày màng bắt đầu bong.
Đối với bỏng trung bì sâu, thời gian bong của màng từ ngày 11-20 kể từ sau khí bị bỏng. Lớp da của bỏng, độ 2 được phục hồi mịn hơn so với các vết bỏng nông cùng vị trí không được bồi nước sắc đặc vỏ xoan nhừ.
Tuy nhiên khi dùng vỏ xoan nhừ có một số nhược điểm như xót, khi bôi, màu đen cùa thuốc làm khó chẩn đoán và khó theo dõi diễn biến của hoại tử bỏng khi dùng thuốc ở bỏng sâu.
Công dụng của Thuốc bỏng B76
Thuốc bỏng B76 Học Viện Quân Y với thành phần chính là bột vỏ cây Xoan Trà có tác dụng kháng khuẩn, chống oxi hóa trong những trường hợp sau:
Vết bỏng:
Do có thành phần chính là vỏ cây xoan trà giúp tạo màng, dùng để băng vết bỏng, vết mổ thay thế cho các loại băng khác. Dùng cho các vết bỏng nông, không có dấu hiệu hoại tử ( bỏng độ II, bỏng độ III nông ).
Đây là những vết bỏng do nhiệt như bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy. Vết bỏng sạch, có diện tích nhỏ, chưa bị nhiễm khuẩn. Vết bỏng mới trong 1-3 ngày sau khi bỏng.
Màng thuốc B76 sẽ nhanh chóng khô lại, che phủ toàn bộ vết bỏng. từ đó, bệnh nhân không cần phải thay băng, rút ngắn thời gian điều trị. Sau khi vết bỏng đã khỏi, màng thuốc sẽ tự bong ra, hạn chế hình thành sẹo.
Vết thương hở khác
Thuốc B76 còn được dùng trong các trường hợp: Vết mổ vô trùng, vết loét bàn chân do bệnh tiểu đường, loét tỳ đè ở người nằm liệt lâu năm, vết thương do trầy xước, bệnh chốc đầu, phỏng da và nước ăn chân tay.
Cách sử dụng Thuốc bỏng B76 đạt hiệu quả cao nhất
Rửa sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các mô hoại tử ở vết bỏng, vết loét.
Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, sau đó thấm khô bằng khăn sạch.
Rắc bột thuốc bỏng B76 phủ kín vết thương, có thể để vết thương tiếp xúc trực tiếp với không khí mà không cần băng lại.
Một ngày sử dụng 1 – 2 lần tùy vào vết bỏng.
Thuốc bỏng B76 sử dụng cho những đối tượng nào?
Bệnh nhân bị bỏng cấp độ II, bỏng cấp đọ III nông.
Người bị bỏng do nhiệt như: bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy.
Bệnh nhân bị loét bàn chân do bệnh đái tháo đường.
Người loét tỳ đè do nằm liệt lâu năm.
Người có vết thương trầy xước, bị bệnh chốc đầu, phổng da, nước ăn da chân tay.
Khi sử dụng Thuốc bỏng B76 có những ưu điểm gì?
Thành phần hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ.
Thuốc bỏng B76 có thành phần chính là vỏ cây xoan trà có tác dụng trị bỏng rất tốt, đem lại hiệu quả cao.
Do Học viện Quân y nghiên cứu và bào chế. Được sản xuất trên dây truyền hiện đại theo tiêu chuẩn GMP/WHO và được giám sát chặt chẽ.
Khi sử dụng thuốc bỏng B76 cần lưu ý những gì?
Không sử dụng thuốc bỏng B76 đối với vết bỏng nặng cấp độ III, vết thương lâu ngày không khỏi, hay vết thương có mủ.
Nên làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý và thuốc sát trùng sau đó thấm khô bằng khăn sạch trước khi sử dụng thuốc bỏng B76.
Nên bổ sung những dưỡng chất để giúp vết bỏng mau lành như:
Chất đạm có nhiều trong thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, sữa, cá, đậu tương, các loại hạt,… giúp tái tạo mô liên kết và làm lành vết thương, làm giảm quá trình hình thành sẹo.
Vitamin A giúp thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương và sản sinh ra những tế bào da mới hạn chế nguy cơ hình thành sẹo. Vitamin A có nhiều trong: cải xoong, cải bó xôi, các loại trái cây thuộc họ cam, thực phẩm chế biến từ bơ sữa.
Vitamin C có nhiều trong: cam, quýt, ổi, trái cây nhiều vị chua, cà chua, khoai lang, khoai tây, các loại rau xanh. Có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen và có tác dụng chống oxy hóa, tham gia vào quá trình sản sinh bạch cầu giúp chống lại vi khuẩn xâm nhập.
Kẽm có nhiều trong hải sản như: tôm, cua, ốc, hàu, ngao,…ngoài ra còn có nhiều trong bí ngô và hạt bí ngô. Có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch và tái tạo tế bào.
Acid béo Omega 3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích,… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và kháng viêm.
Không nên sử dụng các thực phẩm như: rau muống, đồ nếp, bánh kẹo, thịt xông khói, rượu bia, cà phê vì sẽ gây hao hụt Vitamin, chất khoáng, rối loạn nước và điện giải, làm cho vết bỏng lâu lành, để lại sẹo.