Thuốc ho Hạnh tô
( Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương )
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Thuốc ho Hạnh tô.
Đóng gói: Chai 100ml.
Nơi sản xuất: Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương .
Hạn sử dụng: chi tiết trên bao bì.
Thuốc ho Hạnh tô của Viện Y học cổ truyền trung ương có thành phần là gì?
Thuốc ho Hạnh tô của Viện Y học cổ truyền trung ương có thành phần gồm: Hạnh nhân, Mạch môn, Trần bì, Cam thảo…
Hạnh nhân
có giá trị dinh dưỡng cao bởi trong hạt có chứa nhiều chất xơ, vitamin E, vitamin nhóm B, canxi, protein, omega, chất béo, magie, mangan và chất chống oxy hoá. Chính vì thế, hạnh nhân là một trong những loại thực phẩm được lựa chọn để nâng cao sức khỏe, chống lại nhiều bệnh tật.
Mạch môn
Thành phần hóa học gồm đường các loại (glucose, saccharose và fructose, glucofructan); vitamin; stigmasterol; B – sitosterol và D – Glucosid.
Mạch môn có tính hàn, vị ngọt nhưng cũng hơi đắng. Phần củ được Quy kinh Phế, Vị, Tâm. Mạch môn có tác dụng giúp cơ thể an thần, bổ phế, thanh nhiệt và giải độc, lợi tiểu, ích tinh – tân dịch. Dùng để điều trị các chứng bệnh như ho ra máu, ho khan, có đờm, đau họng, khô miệng, táo bón,…
Trần bì
Hay còn gọi là Quất bì, Vỏ quýt, Tần hội bì, Quảng trần bì. Là vị thuốc phổ biến trong Đông y, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm. Trong Y học cổ truyền trần bì được dừng để giải độc rượu, lợi phế khí, bổ Tỳ và Vị, khí thực đờm trệ tất dụng, hóa đờm, lý khí, táo thấp, hành thủ thái âm, túc thái âm kinh, lợi tiểu tiện, trị bàng quang lưu nhiệt. Thường dùng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu,…
Cam thảo
Đây là loại dược liệu được nhiều người biết đến và là thành phần của một số loại thức uống mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tác dụng cam thảo là chữa ho, đau sưng họng, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, … Dùng để giảm ho, long đờm, hạ sốt, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống viêm loét dạ dày – tá tràng, chữa đau bụng, tiêu chảy, thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giảm mỡ trong máu, giải độc, đặc biệt là độc tố uốn ván, bạch hầu, tăng cường chức năng gan, giúp bảo vệ gan, ức chế khả năng phát triển của những tế bào ung thư.
Nhãn Mác Bao Bì Thuốc Ho Hạnh Tô Hiện Trông Như Thế Nào?
Trước đây, Thuốc ho Hạnh Tô do Viện Y học Cổ truyền Trung ương sản xuất, được đóng chai 100 ml và in bao bì màu. Tuy nhiên, từ tháng 10/2024, do thay đổi trong thủ tục hành chính, bao bì màu tạm ngừng in. Do nhu cầu sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân đến khám tại Viện YHCT Trung ương vẫn rất cao, khoa Dược sau khi sản xuất đã in nhãn mới thay thế. Trong thời gian chờ bao bì in màu trở lại, nhãn mới của sản phẩm Thuốc ho Hạnh Tô hiện nay được in đen trắng.
Mẫu bao bì màu trước đây |
Mẫu bao bì mới từ 10/2024 cho đến khi thay đổi lại |
Công dụng của Thuốc ho Hạnh tô là gì?
Ôn tán phong hàn, tuyên phế hóa đàm.
Chữa các chứng ho, hen suyễn, viêm họng, viêm đường hô hấp…
Giúp bổ phế, giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng, khàn tiếng do viêm họng, viêm phế quản.
Hướng dẫn sử dụng Thuốc ho Hạnh tô của Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
Tùy vào từng đối tượng và từng độ tuổi mà Thuốc ho Hạnh tô của Viện Y học cổ truyền Trung ương có những cách dùng khác nhau:
Người lớn: mỗi lần 12 – 13ml, mỗi ngày 2 lần.
Trẻ em: mỗi lần 5ml, mỗi ngày 2 lần.
Đối tượng sử dụng Thuốc ho Hạnh tô của Viện Y học cổ truyền Trung ương
Người bị ho, ho khan, ho có đờm.
Người đang gặp tình trạng đau rát họng, khàn tiếng do viêm họng.
Bệnh nhân viêm phế quản cấp và mãn tính.
Ưu điểm của Thuốc ho Hạnh tô Viện Y học cổ truyền Trung ương
Được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Có hiệu quả rất tốt giúp bổ phế, giảm ho, long đờm.
Có thể sử dụng cho trẻ em.
Giá thành phù hợp với người bệnh.
Lưu ý những gì khi sử dụng Thuốc ho Hạnh tô của Viện Y học cổ truyền Trung ương
Không nên ăn các loại hải sản như cá, tôm, cua,… thường có mùi tanh, gây kích ứng, khó thở và sinh ra ho.
Hạn chế đồ ăn có vị cay: Những người vốn bị viêm họng cấp không nên ăn đồ cay nóng. Do khi bị viêm họng thì niêm mạc họng đã bị tổn thương, có dấu hiệu viêm: sưng, đau rát và đỏ. Khi ấy nếu bệnh nhân ăn các món ăn cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, gừng,… sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và kích thích cổ họng gây triệu chứng ho, sặc vô cùng nguy hiểm.
Không nên ăn các loại rau củ quả có nhiều chất nhầy như rau mồng tơi, khoai sọ, rau đay, củ từ,… vì chúng sẽ gia tăng dịch nhờn kích thích cổ họng, gây ho, nhiều đờm.
Tránh các thực phẩm lạnh như nước lạnh, đá bào, kem,… đồ ăn chưa được hâm nóng cũng không nên ăn. Nếu ăn phải các thức ăn này, bệnh nhân dễ bị thêm bệnh về đường ruột, tỳ vị kém.
Hạn chế những món chiên, nướng, rán, xào vì các món này khi chế biến xong ăn khá cứng gây ma sát với niêm mạc cổ họng, làm đau đớn khi nuốt và càng khiến bệnh nhân bị ho nhiều hơn. Đồ chiên, xào, nướng,… còn dễ gây khó tiêu, ăn nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.
Không ăn các món nước sốt pha bột năng, bột đao, lòng đỏ trứng do thức ăn đặc sẽ gây khó nuốt, khiến việc ho trầm trọng hơn. Da gà và các thức ăn có tính chất dễ bị dị ứng như tôm, cua cũng là những món không khuyến khích dành cho người bị ho.
Không uống rượu, bia lạnh vì rượu bia sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước, có hại cho cổ họng do các tế bào, mô ở khu vực này bị khô, niêm mạc bị kích thích khiến cho triệu chứng ho, viêm họng càng trở nên tồi tệ hơn.
Khi bị ho cũng không nên sử dụng các loại đồ uống có ga, do trong nước có ga có chứa các loại chất phụ gia và gây nên phản ứng ho cho cổ họng người bệnh. Bên cạnh đó nhiều người có thói quen uống nước có ga để tủ lạnh hoặc thêm đá khi uống loại nước này càng khiến cho tình trạng viêm họng nghiêm trọng hơn.