THUỐC NGÂM CHÂN Viện YHCT Hồ Chí Minh
Làm ấm chân, lưu thông khí huyết, giảm đau viêm khớp chân, giúp ngủ ngon
Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, Bệnh viện YHCT Tp.HCM là địa chỉ đáng tin cậy trong công tác khám chữa bệnh cho người dân bằng phương pháp cổ truyền ở các tỉnh thành phía Nam của nước ta. Ngoài ra, bệnh viện xây dựng và phát triển y tế chuyên sâu với thế mạnh như điều trị đau cấp và mạn tính, phục hồi tai biến mạch máu não, xoa bóp bấm huyệt – phục hồi sức khỏe, sản xuất, bào chế thuốc và vị thuốc… chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn nữa.
Sau nhiều năm nghiên cứu thì viện YHCT Tp.HCM đã cho ra đời sản phẩm Thuốc ngâm chân giúp trị viêm gan bàn chân, gai gót chân, viêm khớp và giúp trị rối loạn giấc ngủ.
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: Thuốc ngâm chân
Quy cách đóng gói:1 gói – 90ml cao lỏng
Xuất xứ: Viên y học cổ truyền Tp.HCM
Thời gian sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Thành phần
Thiên niên kiện, Quế nhục, Lá lốt, Ngải cứu, Ngưu tất nam, Cốt toái bổ
Thiên niên kiện
Thiên niện kiện là cây thảo sống lâu năm nhờ thân rễ mập. Bò dài, thơm, khi bẻ ngang có xơ như kim. Loại cây này phân bố ở một số nước Châu Á như Ân Độ, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam,… Trong nhân dân, Thiên niên kiện thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức khớp, đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hoá. Còn dùng trị đau bụng kinh, trừ sâu nhậy. Ngoài ra, Thiên niên kiện còn là nguyên liệu chiết tinh dầu dùng làm hương liệu. Và là nguồn nguyên liệu chiết linalol.
Lá lốt
Ở nước ta, lá lốt là một trong những loại rau quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Nó thường mọc hoang và tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Lá lốt thuộc loại cây thân thảo sống dai, nó sinh sống và phát triển chủ yếu ở những nơi râm mát và có ánh nắng trực tiếp. Công dụng chính của lá lốt là để điều trị các chứng phong, hàn, thấp và tê bại chân tay. Trong dân gian, người dân thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặcphối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung… để sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân nhằm chữa các chứng đau nhức xương khớp, ra nhiều ồ hôi tay, chân, đau vùng ngực và bụng, mụn nhọt, đau đầu, đau răng…
Ngải cứu
Ngải cứu là loài thực vật thuốc học Cúc (Asteraceae), được tìm thấy chủ yếu ở các nước của khu vực Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Phi, Alaska. Lá cây ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các hoạt chất chính như acid amin, cholin, flavonoid, adenine. Có công dụng cầm máu, an thai, giảm đau,… Do vậy, loại thảo dược này thường được dân gian sử dụng với mục đích cải thiện chứng đau nhức xương khớp, điều hòa kinh nguyệt, phòng ngừa ung thư, điều trị suy nhược cơ thể, hỗ trợ lưu thông máu,… Đặc biệt, ngải cứu còn có thể giúp làm sáng da và trị mụn tốt. Bên cạnh đó dị ứng là một trong những tác dụng phụ đặc trưng ở người bệnh khi sử dụng ngải cứu.
Cốt tóa bổ
Cốt toái bổ thuộc họ dương xỉ, thân rễ mọc lan, thân dày và dẹt, lông dạng vảy. Sở dĩ gọi là cốt toái bổ bởi nó có tác dụng làm liền những xương bị dập gãy. Do vậy nên loại thảo dược này được biết tới như một thành phần quý trong các bài thuốc Đông y. Trị nhiều loại bệnh, trong đó có các bệnh về xương khớp. Hiện nay,thảo dược này trong tự nhiên rất ít. Loại thực vật này có tên trong Sách đỏ Việt Nam, cần được bảo tồn. Theo Y học cổ truyền, bổ cốt toái có vị đắng, tính ôn, có tác dụng bổ can thận, hành huyết, phá ứ, cầm máu và giảm đau. Trong Y học hiện đại, vị thuốc quý này còn làm tăng cường sự hấp thu canxi, photpho giúp làm nhanh lành các vết thương ở xương.
Quế nhục
Quế nhục có tên khoa khọc là Cinnamomum cassia Nees & Eberth, thuộc họ Long não – Lauraceae, là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực phương Đông nói chung và ẩm thực Việt Nam nói riêng. Ngoài là gia vị độc đáo với sự nồng ấm từ mùi hương. Quế còn là một vị thuốc thường dùng trong Đông Y. Nhục quế vị cay, ngọt, nóng; có công dụng bổ hỏa. Hỗ trợ phần dương của cơ thể, loại bỏ khí lạnh từ bên trong. Giảm đau, làm ấm và lưu thông kinh mạch. Quế nhục chủ yếu chứa các tinh dầu, ngoài ra còn có tannin, chất nhầy, chất màu, nhựa và các hợp chất đường. Có tác dụng giải nhiệt hạ sốt, trấn tĩnh chống kinh giật, chống huyết tắc huyết khối, lợi niệu, chống viêm, kháng khuẩn.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị viêm gân gót, viêm gan bàn chân, gai gót chân, viêm khớp.
Trị lạnh chân, lạnh trong người.
Hỗ trợ trị rối loạn giấc ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Lưu ý: Không dùng Thuốc ngâm chân cho những trường hợp sau:
- Các bệnh lý ngoài da tổn thương, lở loét.
- Người bị các bệnh lý chấn thương chân như gãy xương.
- Người bị suy van tĩnh mạch chi dưới.
Liều dùng – Cách dùng Thuốc ngâm chân
Liều dùng:2 lần/ngày, 2 gói/lần
Cách dùng: Đổ dịch thuốc ngâm vào chậu, cho khoảng 500ml nước nóng, khuấy đều, thêm nước cho vừa ấm. Ngâm từ từ chân (hoặc tay) vào hỗn hợp. Sau 5 phút thêm khoảng 500ml nước ấm vào cho phù hợp. Ngâm trong vòng 20 phút