Trà Amitaka
( Học viện Quân y )
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: Trà Amitaka.
Đóng gói: Hộp 20 gói x 1,8g.
Nơi sản xuất: Học viện Quân y.
Hạn sử dụng: Chi tiết trên bao bì.
Thành phần của trà Amitaka – Học viện Quân y
Mỗi túi trà gồm:
Đỏ ngọn ………….. 800mg
Cúc hoa vàng ….. 500mg
Nụ hòe …………… 400mg
Cỏ ngọt ………….. 100mg
Đỏ ngọn
Cây đỏ ngọn có tên khoa học là Cratoxylum formosum Dyer, thường mọc ở đồi, rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh, ven sông, đầm lầy, đất sét hoặc đất cát, độ cao lên đến 1.200m. Theo phân loại của thực vật học, cây đỏ ngọn được xếp vào nhóm các thực vật ăn được (tức lấy lá ăn được). Theo nghiên cứu của Học viện Quân y, kết quả cho thấy, cây đỏ ngọn có tác đụng ngăn chặn oxy hóa mạnh hơn xoan trà, chè xanh. Với công dụng chống oxy mạnh, cây đỏ ngọn có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ các tế bào và tăng cường hệ tuần hoàn não cũng như giảm thiểu năng tuần hoàn não.
Cúc hoa vàng
Nguồn gốc của Cúc hoa vàng ở vùng Đông Á và được trồng làm thuốc và làm cảnh ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Thái Lan và Ấn Độ. Ở Việt Nam, người dân đã trồng Cúc hoa vàng từ rất lâu. Cúc hoa vàng được trồng làm cảnh, lấy hoa ướp chè, làm rượu và làm thuốc. Hoa cúc có nhiều tác dụng trong làm đẹp, thanh nhiệt và an thần. Là một loại dược liệu được dùng nhiều trong cả Tây y lẫn Đông y. Theo Đông y, Cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh, phế, can và thận, với công dụng tán phong thấp, thanh nhiệt, giải độc, giúp sáng mắt.
Nụ hòe
Hoa hòe là cây thân gỗ to, có vị đắng nhẹ với mùi thơm rất đặc trưng. Hoa và các bộ phận của cây chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt, nụ hoa hòe chứa một lượng lớn rutin tự nhiên quý. Cây hoa hòe ưa ẩm, sáng và phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bộ phận dùng làm dược liệu là nụ hoa hòe. Quả đôi khi cũng được sử dụng nhưng ít hơn. Theo y học cổ truyền, hoa hòe có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, sát cam trùng. Chủ trị các loại trĩ, đại tiện ra máu, chảy máu cam, ho khạc ra máu, viêm võng mạc, mắt đỏ, trường phong hạ huyết, tiểu ra máu, xích bạch lỵ, mất ngủ, cao huyết áp…
Cỏ ngọt
Cỏ ngọt còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cây cỏ mật, cỏ đường, cúc ngọt,… Loại cây này được sử dụng đầu tiên tại Ấn Độ và sau đó ngày càng được sử dụng ở nhiều các nước khác. Hiện loại cây này được trồng nhiều để phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Cây có ngọt được chứng minh có chứa chất tạo ngọt gấp 300 lần đường rất tốt cho sức khỏe cơ thể. Cây cỏ ngọt là một loại thuốc quen thuộc, nó giúp mát gan, giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, nhờ đó giúp thanh nhiệt tốt cho cơ thể. Ngoài những công dụng hỗ trợ trên, cây cỏ ngọt còn giúp làm giảm cảm giác thèm ăn cho những bệnh nhân bị béo phì, tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể…
Tác dụng của trà Amitaka – Học viện Quân y
Chống oxi hóa, hạn chế sự lão hóa, giúp tăng cường trí nhớ và kéo dài tuổi thọ.
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Cải thiện tuần hoàn máu, tốt cho người thiểu năng tuần hoàn não.
Điều hòa huyết áp, tăng cường chức năng thành mạch.
Đem lại giấc ngủ ngon, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng trí nhớ, tăng khả năng làm việc.
Hướng dẫn sử dụng trà Amitaka của Học viện Quân y
Cho gói trà vào cốc, ấm hoặc phích pha trà, hãm bằng nước đun sôi, để 2 – 3 phút hoặc có thể nhúng túi trà vào trong cốc nước chứa khoảng 100 – 150 ml nước sôi, chờ 3 -5 phút.
Ngày dùng 4-6 túi.
Đối tượng sử dụng trà Amitaka – Học viện Quân y
Người trung và cao tuổi có các biểu hiện như : thiếu máu não, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ
Bệnh nhân cao huyết áp.
Người bị thiểu năng tuần hoàn não.
Người thường xuyên mất ngủ, làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Ưu điểm của trà Amitaka – Học viện Quân y
Có thành phần hoàn toàn là các thảo dược từ thiên nhiên an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Dạng bào chế là dạng trà túi lọc, thuận tiện khi sử dụng.
Giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng trà Amitaka của Học viện Quân y
Không dùng trà Amitaka cho người huyết áp thấp.
Nên ăn các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh…
Nên ăn cá hồi và các loại cá béo. Vì có nhiều axit béo omega-3, giúp giảm viêm và có thể giúp giảm huyết áp. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời giúp cơ thể hấp thụ canxi, chống lại bệnh trầm cảm và điều hòa huyết áp.
Nên ăn các loại đậu như đậu lăng, đậu gà, đậu hà lan… rất giàu dinh dưỡng, cung cấp chất xơ và nguồn protein tuyệt vời.
Các loại quả mọng, đặc biệt là quả việt quất, dâu tây, mâm xôi… chứa nhiều oxit nitric, một loại khí giúp giãn mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu, do đó làm giảm huyết áp.
Không nên ăn mặn. Bởi muối hay cụ thể là natri trong muối là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim.
Hạ chế ăn thịt nguội, thịt xông khói. Vì những thực phẩm này đều đã qua chế biến và thường chứa nhiều natri. Trong quá trình sản xuất các nguyên liệu được sử dụng để làm thịt nguội hay thịt xông khói đều đã được xử lý, ướp gia vị và bảo quản với muối, vì vậy đây là một thực phẩm không được khuyến khích dùng với người tăng huyết áp.
Không nên ăn dưa chua. Bởi dưa chua được chế biến bằng cách sử dụng rất nhiều muối để giúp phần dưa không bị hư hỏng và có thể bảo quản được lâu hơn. Phần dưa càng ủ lâu ngày thì càng hấp thu nhiều muối và không tốt cho sức khỏe của người bị cao huyết áp.
Hạn chế đồ ăn, đồ uống chứa nhiều đường.
Không nên ăn thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia. Vì chúng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là với những bệnh nhân cao huyết áp.