Siro viêm họng
( Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an )
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: Siro viêm họng.
Đóng gói: Chai siro 150ml.
Nơi sản xuất: Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an.
Hạn sử dụng: Chi tiết trên bao bì.
Siro viêm họng của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có thành phần là gì?
Siro viêm họng của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có thành phần bao gồm: Sơn đậu căn, Xạ can, Cam thảo, Cát cánh, Huyền sâm, Hoàng cầm.
Sơn đậu căn
Theo Y học cổ truyền, sơn đậu căn có vị đắng, tính hàn. Quy vào 3 kinh là tâm, phế, đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, giảm đau, kháng viêm. Được dùng để trị mụn nhọt, mụn độc, sốt, sưng viêm, điều trị ho đau cổ họng, sát trùng, trị hoàng đản cấp tính.
Xạ can
Trong Y học cổ truyền, xạ can có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Được dùng để điều trị viêm họng, sốt, cổ họng sưng đau, mụn nhọt, giảm ho, long đờm, lợi niệu, chữa phù thũng, đại tiện không thông, sưng vú, tắc tia sữa, đau bụng kinh, các vết thương rắn cắn, đau nhức răng.
Cam thảo
Là loài dược liệu có vị ngọt và mùi thơm nhẹ. Trong cả Đông y và Tây y, cam thảo là vị thuốc rất phổ biến. Được sử dụng để long đờm, giảm ho, sốt, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống viêm loét dạ dày, chữa đau bụng, tiêu chảy, thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giảm mỡ trong máu, giải độc, đặc biệt là độc tố uốn ván, bạch hầu, tăng cường sức khỏe bảo vệ gan.
Cát cánh
Trong Y học cổ truyền, cát cánh tính hơi ôn, vị ngọt, cay, đắng, lợi về kinh tỳ. Có công dụng long đờm, lợi họng, tiêu mủ. Dùng trong các trường hợp ho nhiều đờm, buồn bực khó chịu trong ngực, hầu họng sưng đau, khàn tiếng, phổi sưng thổ đờm, các vết lở loét mưng mủ…
Huyền sâm
Theo Y Học Cổ Truyền, huyền sâm thường có vị đắng, ngọt, tính mát, quy vào kinh Phế, Thận. Được dùng để trị các chứng nóng trong người, táo bón, sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, miệng lưỡi lở, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa và táo bón.
Hoàng cầm
Là loại dược liệu có vị đắng, tính lạnh, quy vào 5 kinh bao gồm: tâm, phế, can, đởm và đại trường. Hoàng cầm cố tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, cầm máu, an thai, an thần, chữa mất ngủ, viêm cơ tim, thấp khớp cấp, hạ sốt, làm giảm các triệu chứng do viêm phổi. Điều trị các bệnh lý như: Sốt cao kéo dài, cảm mạo, phế nhiệt, ho, lỵ, tiểu gắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu, băng huyết, vàng da.
Siro viêm họng của Viện Y học cổ truyền Bộ công an có những công dụng gì?
Thanh nhiệt, tiêu độc, giảm ho, trừ đờm.
Điều trị viêm phế quản mãn, viêm họng cấp và mãn tính.
Làm giảm ho, long đờm, giảm sốt do viêm họng.
Hướng dẫn sử dụng Siro viêm họng của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Người lớn: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20 ml.
Đối tượng sử dụng Siro viêm họng của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Bệnh nhân viêm phế quản.
Người bị viêm họng cấp và mãn tính.
Người bị sốt do viêm họng.
Người đang gặp tình trạng đau rát họng, ho, ho có đờm.
Ưu điểm của Siro viêm họng Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Có thành phần là các thảo dược quý từ thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ, có thể yên tâm sử dụng trong thời gian kéo dài.
Giá thành phù hợp với đa số người bệnh.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Siro viêm họng của Viện Y học cổ truyền Bộ công an
Sản phẩm không dùng cho phụ nữ có thai.
Không nên ăn đồ cứng, khó nuốt. Bởi khi sử dụng những đồ ăn cứng, khó nuốt sẽ làm tăng sự va chạm, thậm chí gây xước vòm họng khiến các triệu chứng: đau, rát, đỏ ngày càng nặng hơn.
Hạn chế đồ cay nóng vì sẽ làm vòm họng bị kích ứng, khiến các triệu chứng: nóng, rát, đỏ càng ngày càng thậm tệ.
Tránh sử dụng đồ lạnh như:
Kem, nước đá, hoặc thực phẩm lạnh. Việc uống hoặc ăn đồ lạnh lúc viêm họng sẽ làm xuất hiện nguy cơ bỏng lạnh, làm vòm họng xuất hiện nhiều chất dịch nhầy. Đồng thời đồ lạnh còn khiến một lượng vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và làm bệnh nặng hơn.
Hạn chế đồ uống có ga, có cồn như:
rượu, bia, nước ngọt…… bởi thực phẩm này sẽ khiến tình trạng tấy sưng, đỏ rát của họng nặng hơn.
Thay vào đó người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, hoặc được ninh nhừ. Những thực phẩm này sẽ giúp giảm bớt sự cọ sát của thức ăn nên vùng họng đang bị viêm, tránh làm trầm trọng hơn các vết sưng tấy đang có, đem lại cho người bệnh cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng khi nuốt.
Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, ổi, xoài, chuối sẽ giúp người bệnh tăng cường miễn dịch, chống lại các mầm bệnh, các loại vi khuẩn, vi rút gây viêm họng.
Tăng cường uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày. Vì khi bị viêm họng người bệnh sẽ thường có cảm giác khô, nóng, rát, khó chịu tại vòm họng. Vì vậy việc tăng cường bổ sung nước đều đặn (người lớn từ 2- 2,5 lít/ ngày; trẻ em từ 500ml – 1lít/ ngày) sẽ giúp cổ họng bớt khô rát, đem lại cảm giác mát nhẹ, dễ chịu.
Uống nước ấm, điều này sẽ giúp làm long đờm và cải thiện tình trạng khò khè, ngạt mũi hiệu quả.
Nước chanh cũng rất tốt cho người bị viêm họng. Vì trong nước chanh có chứa vitamin C, axit tự nhiên… đều có tính sát khuẩn, chống viêm và làm dịu cơn đau họng rất tốt.
VITAMINTOT.COM
UY TÍN HÀNG ĐẦU – TRỌN VẸN NIỀM TIN