LƯU Ý KHI SƠ CỨU BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ TẠI NHÀ  

Trang / LƯU Ý KHI SƠ CỨU BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ TẠI NHÀ  

sơ cứu đột quỵ tại nhà

LƯU Ý KHI SƠ CỨU BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ TẠI NHÀ  

LƯU Ý KHI SƠ CỨU BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ TẠI NHÀ     

sơ cứu đột quỵ tại nhà

Đột quỵ là gì?    

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một tình trạng nghiêm trọng mà não bộ bị tổn thương do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Điều này dẫn đến việc não bộ bị thiếu oxy và không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút, nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần.

Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp và người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức. Thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm và nhiều vấn đề khác.

Có hai loại đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết.

  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ: chiếm khoảng 85% các ca đột quỵ. Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông tắc nghẽn động mạch, cản trở máu lên não, gây tổn thương tế bào não do thiếu oxy và chất dinh dưỡng.
  • Đột quỵ xuất huyết: xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, gây xuất huyết não. Nguyên nhân là do thành động mạch mỏng yếu hoặc có vết nứt, rò rỉ. Máu chảy vào não gây áp lực và tổn thương tế bào não, dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, trong đó dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và người bệnh cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Những biến chứng khi bị đột quỵ có thể gặp phải        

Bệnh nhân đột quỵ thường gặp biến chứng do mắc các bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, làm tăng nguy cơ trong quá trình hồi phục. Biến chứng thường do tổn thương não, dẫn đến mất khả năng vận động hoặc chức năng, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Cả đột quỵ xuất huyết và thiếu máu não đều gây tổn thương não, mức độ phụ thuộc vào lưu lượng máu và thời gian tổn thương. Tổn thương lớn có thể gây mất chức năng vĩnh viễn, nhưng điều trị kịp thời có thể giảm di chứng.

Biến chứng liên quan đến tim, viêm phổi, nghẽn tĩnh mạch, sốt, đau, khó nuốt, co cứng chi, trầm cảm và các tình trạng khác đều phổ biến, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý bệnh nhân, làm quá trình hồi phục khó khăn hơn.

Biến chứng của đột quỵ   

Biến chứng ở vị trí nào còn phụ thuộc vào vị trí não bị ảnh hưởng và khoảng thời gian não không được cung cấp oxy bao gồm các tình trạng như:

  • Phù nề não sau đột quỵ
  • Viêm phổi: bệnh nhân đột quỵ tai biến mạch máu não thường gặp khó khăn trong việc nuốt, từ đó dẫn đến hiện tượng thức ăn, đồ uống dễ đi vào phổi gây viêm phổi
  • Đau tim: 1/2 trường hợp đột quỵ có liên quan đến tình trạng xơ vữa động mạch, gia tăng nguy cơ đau tim sau đột quỵ do sự tồn tại của mảng xơ vữa
  • Trầm cảm: Bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn với những bệnh nhân đã bị trầm cảm trước khi đột quỵ
  • Loét do tỳ đè (thời gian nằm liệt giường kéo dài): Người bị đột quỵ thường mất khả năng vận động, phải nằm hoặc ngồi yên tại chỗ trong thời gian dài gây viêm loét
  • Động kinh: Sau đột quỵ, não có thể có những hoạt động bất thường, gây ra co giật
  • Rối loạn thị giác: Người bị đột quỵ có thể bị giảm hoặc mất thị lực ở 1 hoặc cả hai mắt
  • Co cứng chi: Mất khả năng vận động, một tay bị yếu hoặc liệt
  • Nghẽn mạch máu: Mất khả năng vận động hoặc hạn chế vận động khiến cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Xảy ra ở bệnh nhân đột quỵ có đặt ống thông foley
  • Giảm nhận thức (mất trí nhớ)
  • Mất chức năng nói, khó nói, nói không đầy đủ, nói từ vô nghĩa, không hiểu người khác nói gì…

Đột quỵ có quá trình phục hồi chậm và lâu dài, cần kiên trì, không nóng vội và nghe theo các phương pháp điều trị phản khoa học. Đột quỵ thường phục hồi tốt trong 3 tháng đầu, chậm hơn 3 tháng tiếp theo, và nếu đột quỵ đã ngoài 6 tháng thì khả năng phục hồi rất chậm. Quá trình hồi phục này đòi hỏi sự kiên nhẫn và hỗ trợ liên tục từ gia đình và đội ngũ y tế để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

Dấu hiệu sớm của đột quỵ là gì?     

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm những dấu hiệu sau:

– Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó. Đây là những dấu hiệu đầu tiên mà mọi người thường bỏ qua, nhưng chúng có thể là những cảnh báo quan trọng.

– Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc. Nếu một bên cánh tay không nâng lên được, hãy coi chừng vì đây có thể là dấu hiệu rõ ràng.

– Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại. Nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ. Điều này có thể kèm theo cảm giác lẫn lộn hoặc mất khả năng hiểu lời nói.

– Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. Điều này có thể xảy ra đột ngột và khiến người bệnh cảm thấy như đang quay cuồng hoặc mất phương hướng.

– Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Một mắt hoặc cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng, khiến tầm nhìn trở nên mờ hoặc bị che khuất.

– Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn. Đây có thể là cơn đau đầu tồi tệ nhất mà bạn từng trải qua và không giống bất kỳ cơn đau đầu nào trước đây.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ có thể khác nhau tùy từng người. Có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với triệu chứng giống đột quỵ nhưng chỉ kéo dài vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể xảy ra trong vài ngày hoặc một tháng tới.

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ       

Dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng. Khi thấy dấu hiệu, cần gặp bác sĩ sớm. Thời gian “vàng” cho đột quỵ là 60 phút; mỗi phút qua đi, tổn thương thần kinh càng nghiêm trọng. Phát hiện sớm có thể cứu sống và giảm tổn thương lâu dài.

Sơ cứu cho người bị đột quỵ tại nhà   

Cách xử lý khi người thân bị đột quỵ là: ngay lập tức gọi xe cấp cứu. Trong thời gian chờ hỗ trợ, nếu có bất cứ dấu hiệu suy giảm ý thức nào, hoặc bệnh nhân có dấu hiệu nôn mửa, cần đặt bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng an toàn.

– Nếu bệnh nhân bất tỉnh hoặc lơ mơ nhưng còn thở bình thường: Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi kỹ. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần chuyển ngay bệnh nhân sang tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp.

– Nếu bệnh nhân còn tỉnh:

Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở một tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân.

Khi thực hiện sơ cứu đột quỵ tại chỗ thì tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh, không cạo gió.

Phòng đột quỵ tại nhà như thế nào?      

Chế độ dinh dưỡng hợp lý   

Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả và lâu dài.

Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc, các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ có thể gây tăng cholesterol.

Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh vì chúng có thể dẫn đến tăng cân và các bệnh lý liên quan đến mỡ máu.

Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường để tránh nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và các vấn đề về tim mạch.

Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành… giúp cơ thể duy trì độ ẩm và cung cấp các dưỡng chất cần thiết.

Xem thêm bài viết “Phòng và điều trị đột quỵ từ bài thuốc Ngưu hoàng thanh tâm

Tập thể dục hàng ngày 

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh và làm giảm căng thẳng. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, việc kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cũng rất có lợi cho sự linh hoạt và dẻo dai của cơ thể.

Giữ ấm cơ thể      

Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa. Sử dụng quần áo ấm, chăn ấm và uống nước ấm thường xuyên để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định.

Không hút thuốc lá             

Hút thuốc là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 – 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc. Đồng thời, việc tạo ra môi trường không khói thuốc cũng giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ           

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Khỏi di chứng vận động do đột quỵ với Thanh tâm ngưu hoàng hoàn- Đồng nhân Đường Bắc Kinh.  Vậy Thanh tâm ngưu hoàng là gì? Tìm hiểu ngay

Trả lời