Bát hoàn vị chữa đau lưng, mỏi gối
Viện y học cổ truyền Trung ương
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Thuốc Đông y Hoàn Bát vị.
Đóng gói: hộp 12 viên hoàn x 9g.
Nơi sản xuất: Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương.
Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
Giới thiệu về Viện y học cổ truyền Trung ương
Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương ( tiền thân là viện nghiên cứu Đông y ) được thành lập năm 1957, là tuyến cao nhất của khu vực miền Bắc, bệnh viện đầu nghành về lĩnh vực Y học cổ truyền. Đây chính là Trung tâm hợp tác về Y học cổ truyền của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương đã kế thừa và phát huy tinh hoa y học dân tộc, đồng thời kết hợp với nền y học hiện đại để có thể đem lại kết quả chuẩn đoán và điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ y, bác sỹ của bệnh viện đã giúp Viện Y học cổ truyền Trung ương đạt được nhiều thành tựu, nhận được nhiều sự công nhận và khen thưởng của Nhà nước, Bộ y tế và các ban nghành có liên quan.
Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương luôn đề cao đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất của bệnh biện. Bên cạnh đó, bệnh viện còn chú trọng nâng cấp và đổi mới trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh cho người dân và đáp ứng tốt cho quá trình nghiên cứu và sản xuất thuốc Y học cổ truyền.
Thành phần của bát vị hoàn là gì?
Thành phần chính của Bát vị gồm: Hoài sơn, đơn bì, hắc phụ tử, bạch linh, quế nhục, thục địa, trạch tả, sơn thù,…
Hoài sơn
Có chứa protid 6.75%, glucide 63.25%, chất nhầy 2 – 2.8%, lipid 0.45%, choline, allantoin, dioscin, sapotoxin, dopamine, d-abscinin,…
Công dụng: Chỉ khát, bổ thận, sinh tân, ích phế, dưỡng vị và bổ tỳ.
Dùng để bồi bổ sức khỏe, chữa viêm ruột mãn tính, ăn uống kém, hen do phế hư, tiêu chảy lâu ngày, bạch đới, di tinh, di niệu, tiểu đường.
Đơn bì
Có vị cay, đắng, mùi thơm, tính bình, vào các kinh tâm, can, thận, có tác dụng thanh huyết nhiệt, hạ sốt, mất máu, hoạt huyết, làm tan máu ứ, giảm đau. Đơn bì cũng thường được dùng trong các bài bổ thận, sinh tinh.
Hắc phụ tử
Dược liệu này có vị rất cay, đắng kèm theo ngọt, tính nhiệt và rất độc, tác dụng hồi dương, ôn thận và thông hành các kinh.
Bạch linh
Là loại nấm sống ký sinh xung quanh rễ của cây thông. Vị thuốc này có tác dụng kiện tỳ, hòa vị, lợi thủy và trừ thấp nên được dùng để điều trị chứng tiểu tiện khó, suy nhược cơ thể, mất ngủ, tỳ vị kém dẫn đến chứng ăn uống không tiêu, bụng đau, tiêu chảy,…
Quế nhục
Có mùi thơm, vị cay ngọt, tính nhiệt. Qui vào các kinh Thận, Tỳ, Tâm, Can, kỵ lửa, kỵ hành sống và Xích thạch chi.
Có tác dụng bổ hỏa trợ dương tán hàn, chỉ thống, hoạt huyết thông kinh. Chủ trị: Lưng gối đau lạnh, đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy, bế kinh, đau bụng kinh, phù thũng, tiểu tiện rối loạn.
Hoàn Bát vị bệnh viện YHCT Trung ương có những công dụng gì?
Điều trị đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay, chuột rút.
Giảm phù.
Điều trị đi tiểu nhiều, mạch như nhược.
Hướng dẫn sử dụng bát vị hoàn viện YHCT Trung ương
Nên sử dụng bát vị 1 – 2 viên/ ngày. Uống sau khi ăn và uống cùng với nước ấm.
Có thể sử dụng liệu trình từ 2 – 3 tháng tương đương từ 10 – 15 hộp bát vị.
Đối tượng sử dụng bát vị của Viện y học cổ truyền bao gồm những ai?
Bệnh nhân đang gặp các vấn đề về xương khớp như: đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay, chuột rút.
Người đang gặp tình trạng phù.
Người đi tiểu nhiều, tiểu đêm nhiều lần.
Thuốc Hoàn Bát vị của Viện y học cổ truyền trung ương có những ưu điểm gì?
Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, Bát vị hoàn của viện Y học cổ truyền Trung ương được đánh giá là sản phẩm an toàn cho người sử dụng, Lành tính và không gây ra tác dụng phụ.
Sản phẩm nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng vì hiệu quả mà nó mang lại rất tốt.
Giá thành hợp lý, phù hợp với người tiêu dùng.
Cần phải lưu ý gì khi dùng Hoàn Bát vị của Viện Y học cổ truyền Trung ương?
Không dùng Bát vị cho phụ nữ có thai.
Sản phẩm này không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi.
Không nên ăn thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê…) và thịt đã qua chế biến (giăm bông, xúc xích, thịt xông khói…) vì sẽ làm tăng nguy cơ gây đau nhức xương khớp.
Cần xây dụng chế độ ăn ít muối, dưới 5g muối mỗi ngày. Vì chúng không chỉ có hại cho huyết áp mà còn làm cho các bệnh lý về xương khớp trở nên nặng hơn.
Hạn chế các thực phẩm chứa gluten có trong nhiều loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen và triticale (lai giữa lúa mì và lúa mạch đen). Vì chúng làm gia tăng các triêu chứng của bệnh viêm khớp
Không nên ăn các thực phẩm chế biến quá kỹ như thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và bánh nướng thường chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường bổ sung, chất bảo quản cùng các thành phần có khả năng gây viêm khác. Chúng sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của viêm khớp.
Tránh sử dụng rượu bia vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp.
Không ăn nội tạng động vật như: Tim, gan, bao tử động vật vì có chứa nhiều photpho, ăn nhiều sẽ khiến người bệnh cảm nhận rõ rệt các cơn đau khớp. Không chỉ vậy, họ còn bị tình trạng sưng to tại đầu gối và mắt cá chân, đi lại khó khăn vì đau nhức kéo dài.