CAO DƯỢC LIỆU BỔ PHỔI – Viện dược liệu Trung ương
Bổ phổi, trị ho cấp tính, mạn tính
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: CAO DƯỢC LIỆU BỔ PHỔI
Quy cách đóng gói: lọ – 100ml
Xuất xứ: Viện dược liệu TW
– Địa chỉ Viện dược liệu Trung ương: 3 P. Quang Trung, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
– Địa chỉ Trung tâm ứng dụng KHCN viện Dược liệu: Km 12,9 Đường Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Thời gian sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Thành phần cao dược liệu bổ phổi
Đông trùng hạ thảo, cát cánh, bách bộ
Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là dược liệu được dùng lâu đời trong y học cổ truyền. Là thức quà quý mà thiên nhiên đã trao tặng cho con người. Nhưng với sản lượng tự nhiên thấp, do đặc điểm sinh trưởng đặc biệt, đã khiến giá đông trùng hạ thảo tự nhiên ở mức cao ngất ngưởng. Nguồn gốc của đông trùng hạ thảo là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của chúng. Hiện nay, người ta phân chúng thành hai nhóm lớn là tự nhiên và nhân tạo.
– Trong tự nhiên, đông trùng hạ thảo được tìm thấy chủ yếu tại cao nguyên Tây Tạng – Trung Quốc. Nơi có độ cao trên 5000 mét so với mực nước biển, môi trường sống khắc nghiệt, thổ nhưỡng đặc thù để tạo ra đông trùng hạ thảo tự nhiên có chất lượng cao. Trung bình, mỗi năm người dân ở đây chỉ thu được khoảng 50 đến 60 kg.
– Đông trùng hạ thảo nuôi cấy được sử dụng rộng rãi nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mặc dù là sản phẩm nuôi trồng, nhưng với công nghệ hiện đại như ngày nay, người ta đã tạo ra được nhiều giống có hàm lượng dược chất gần bằng dạng tự nhiên. Hiện nay đã nghiên cứu, nuôi cấy và sản xuất thành công đông trùng hạ thảo ở quy mô công nghiệp. Thông thường nấm đông trùng hạ thảo được nuôi trồng trên nhộng tằm hoặc môi trường nhân tạo làm từ hỗn hợp đậu xanh, vỏ trứng, gạo lứt và nhộng tằm xay nhỏ.
Cát cánh
Cát cánh thuộc họ Hoa chuông với danh pháp khoa học là Campanulaceae, là loài mới được di thực vào nước ta sau này. Cát cánh đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền từ lâu. Tuy nhiên, việc dùng Cát cánh sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Cát cánh được trồng bằng hạt, mọc khoẻ, rễ to. Thường hái rễ ở những cây đã sống 4 – 5 năm. Thu hoạch vào mùa thu – đông là tốt nhất. Đào lấy rễ, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, rửa sạch, để ráo nước hoặc ủ khoảng 12 giờ, thái lát mỏng phơi hay sấy khô. Trong y học, Cát cánh có tác dụng trừ hàn nhiệt, tiêu cốc, trường vị, hạ cổ độc, lợi ngũ tạng và bổ khí huyết, lợi hầu yết thống, ôn trung. Chỉ khái, khử đờm, bài nùng và đề phế khí. Khử tích khí, trừ phúc trung lãnh thống, phá huyết và tiêu đờm.
Bách bộ
Cây bách bộ mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta. Là một vị thuốc quý, tuy nhiên dân ta vẫn rất ít người biết sử dụng vị thuốc này. Có nhiều loại bách bộ khác cũng được dùng làm thuốc: Bách bộ lá nhỏ (Stemona pierrei Gagnep), Bách bộ nam (Stemona cochinchinensis Gagnep), Bách bộ đứng (Stemona collinsae Craib). Bách bộ được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á. Bách bộ mọc nơi đất tơi xốp có rễ củ nhiều và to, là loại cây ưa ẩm, ưa sáng. Người ta thường dùng rễ củ đã phơi khô hoặc sấy khô để dùng làm thuốc. Khi cần làm thuốc, ta đào rễ khi trời khô ráo, rửa sạch cát, cắt bỏ hai đầu. Rễ nhỏ để nguyên, rễ to có thể bổ làm đôi rồi phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50–60ºC. Bách bộ có vị ngọt, đắng, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế, sát trùng. Nhiều nghiên cứu trong y học cổ truyền đã chứng minh bách bộ có tác dụng trong việc trị ho, trị giun, diệt sâu bọ, sát trùng, sát khuẩn. Theo tài liệu nước ngoài, rễ bách bộ còn được dùng điều trị lao phổi và ho.
Công dụng của Cao dược liệu bổ phổi viện dược liệu TW
Bổ phổi tăng cường chức năng đường hô hấp
Đối tượng sử dụng cao bổ phổi Viện dược liệu Trung ương
Người có các triệu chứng ho gió, ho lâu ngày, ho có đờm, ngứa rát cổ
Người cần tăng cường sức đề kháng cơ thể và đường hô hấp
Cách dùng – Liều dùng Cao bổ phổi- Viện dược liệu TƯ đúng cách
Trẻ từ 6 tuổi – 12 tuổi: dùng 2-3 lần/ngày, mỗi lần 5-10m
Trẻ từ 12 tuổi và người lớn: Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 10 ml