Chè trĩ số 9
(Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương)
Thông tin sản phẩm:
Tên sản phẩm: Chè trĩ số 9.
Đóng gói: Hộp 20 túi x 3,5g.
Nơi sản xuất: Viện Y học cổ truyền Trung ương.
Hạn sử dụng: Chi tiết trên bao bì.
Chè trĩ số 9 của Viện Y học cổ truyền Trung ương gồm những thành phần gì?
Chè trĩ số 9 của Viện Y học cổ truyền Trung ương được bào chế từ các loại dược liệu: Cam thảo nam, huyết giác, tô mộc, cỏ nhọ nồi, trần bì, lá móng, mộc hương, nghệ, hậu phác, đại hoàng.
Cam thảo nam
Có tác dụng long đờm, giảm ho, sốt, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống viêm loét dạ dày, chữa đau bụng, tiêu chảy, thanh nhiệt, làm mát cơ thể, giảm mỡ trong máu, giải độc, đặc biệt là độc tố uốn ván, bạch hầu, tăng cường sức khỏe bảo vệ gan, ức chế khả năng phát triển của những tế bào ung thư.
Huyết giác
Theo Y học cổ truyền huyết giác có vị đắng chát, tính bình. Có công dụng: Sinh cơ, chỉ huyết, hành khí và hoạt huyết. Chủ trị mụn nhọt lâu ngày không liền, vết thương chảy máu, bế kinh, huyết ứ trệ sau khi sinh, tụ máu do chấn thương, đau nhức lưng, u hạch.
Tô mộc
Theo Y Học Cổ Truyền, cây tô mộc có vị ngọt, tính bình, không độc, vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Tô mộc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, hoạt huyết, giảm sưng giảm đau, giảm sưng. Dùng để trị chứng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, huyết trệ, tụ máu do sang chấn hay chấn thương, trĩ…
Cỏ nhọ nồi
Đây là loại thảo dược không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, ích âm, bổ thận thường được dùng trong điều trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mẩn ngứa, chảy máu cam, mề đay…
Trần bì
Là vị thuốc phổ biến trong Y học cổ truyền, có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, tác dụng điều hòa khí huyết, tiêu đờm, kiện tỳ. Thường dùng chữa đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ho có đờm, kém ăn, nôn mửa, tiêu chảy…
Lá móng
Có công dụng: Cầm máu, kháng nấm và thu liễm. Dùng để trị vết thương chảy máu, nấm da, lở ngứa, trĩ.
Mộc hương
Có đặc tính khử trùng, kháng vi-rút, chống co thắt, diệt khuẩn, tiêu hóa, tiêu diệt, long đờm, hạ huyết áp, hạ sốt, chất kích thích, thuốc bổ và chữa dạ dày, trĩ.
Nghệ
Có tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc trưng nhất là hoạt chất curcumin. Đây là một chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Nghệ còn cung cấp khá nhiều vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, K, E, Kali, canxi, sắt… và còn nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, giúp làm lành vết thương.
Hậu phác
Còn được gọi là Quế rừng, Hậu phác thuộc họ Mộc Lan. Đây được xem là một trong những vị thuốc quý trong kho tàng dược liệu Y cổ truyền. Hậu phác có vị đắng, cay, tính ôn và được quy vào kinh Vị, Tỳ, Đại trường có công dụng trị bụng đầy trướng, thổ tả, kiết lỵ, ăn không tiêu,…
Đại hoàng
Theo Y Học Cổ Truyền, đại hoàng có tác dụng: Sinh tân khứ hủ, thông lợi thủy cốc, trường vị đãng địch, an hòa ngũ tạng, điều trung, hóa thực, tả thông tiện, phá ứ, phá đàm thực, luyện ngũ tạng, lợi đại tiểu trường, thông kinh, lợi thủy thũng, súc thực, lãnh nhiệt tích tụ. Được dùng để điều trị kết tích trường vị do nhiệt, ứ huyết ở vùng bụng, bế kinh nguyệt, nhiệt gây táo bón, chảy máu cam, nôn ra máu, hỗ trợ tiêu ứ viêm, bóng nóng.
Chè trĩ số 9 của Viện Y học cổ truyền Trung ương có những tác dụng gì?
Làm giảm các triêu chứng: đau rát vùng hậu môn, chảy máu hậu môn, mót rặn, rỉ dịch.
Chữa trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ viêm nghẹt, chảy máu tiến triển, sa búi trĩ.
Hướng dẫn sử dụng Chè trĩ số 9 của Viện Y học cổ truyền Trung ương
Để đem lại hiệu quả cao thì người dùng nên tuân thủ theo hướng dẫn sau:
Sử dụng Chè trĩ số 9 mỗi lần 1 gói, hãm với nước sôi, mỗi ngày dùng 3 lần.
Đối tượng sử dụng Chè trĩ số 9 của Viện Y học cổ truyền Trung ương bao gồm những ai?
Các trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại.
Người có hiện tượng nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn.
Người có biểu hiện đau rát vùng hậu môn, mót rặn, rỉ dịch, chảy máu hậu môn, sa búi trĩ.
Ưu điểm của Chè trĩ số 9 của Viện Y học cổ truyền Trung ương là gì?
Chè trĩ số 9 được bào chế với thành phần hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ.
Dạng bào chế là dạng trà túi lọc tiện lợi, dễ sử dụng.
Giá thành rẻ, phù hợp với người bệnh.
Lưu ý những gì khi sử dụng Chè trĩ số 9 của Viện Y học cổ truyền Trung ương?
Không sử dụng sản phẩm này cho phụ nữ đang mang thai.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Hạn chế ăn ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng, bánh mì, mì ống,… Vì chúng đã được loại bỏ cám và mầm nên ít chất xơ, có thể gây khó khăn cho việc đi tiêu.
Hạn chế ăn thịt đỏ như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,… Vì thời gian tiêu hóa loại thịt này lâu hơn và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
Không nên ăn thức ăn cay, nóng như ớt, gừng, riềng, mù tạt… bởi có thể làm tăng cảm giác đau và khó chịu liên quan đến bệnh trĩ.
Tránh các món ăn mặn như đồ kho, các loại mắm… có thể gây đầy hơi và làm cho búi trĩ nhạy cảm hơn.
Không ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên… có thể gây khó khăn cho đường ruột và khiến người bệnh khó đi tiêu.
Tránh các loại thịt đã qua chế biến như thịt ba chỉ và thịt nguội khác rất ít chất xơ và nhiều natri vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ táo bón, gây bất lợi cho người bệnh trĩ.
Không sử dụng đồ uống có cồn, cà phê, nước tăng lực hay bất kỳ đồ uống có chứa cafein vì sẽ làm cơ thể mất nước và gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu.