KEM BÔI TRỊ BỎNG LOẠI NÀO TỐT

Trang / KEM BÔI TRỊ BỎNG LOẠI NÀO TỐT

KEM BÔI TRỊ BỎNG LOẠI NÀO TỐT

KEM BÔI TRỊ BỎNG LOẠI NÀO TỐT

Các cấp độ của Bỏng:

Bỏng cấp độ I: vết thương màu đỏ, ấn nhẹ có cảm giác đau. Không có bọng nước và phồng rộp. Chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của da (biểu bì).

Bỏng cấp độ II: sưng, da đỏ, trắng hoặc có đốm. Bóng nước phát triển và đau dữ dội. Có thể để lại sẹo.

Bỏng độ III trở lên: vết bỏng chạm đến lớp mỡ bên dưới da. Vùng bị cháy có màu đen, nâu hoặc trắng. Da sần sùi, lở hoặc lồi cơ. Bỏng từ cấp độ này trở lên có thể phá hủy dây thần kinh gây tê liệt.

Và khi nào chúng ta nên đến bệnh viện để điều trị?

Người bệnh cần bệnh viện gặp bác sĩ khi:

Diện tích bỏng lớn. Bỏng ở bàn tay, chân, mặt hoặc những khu vực nhạy cảm.

Bỏng sâu (vết bỏng ảnh hưởng đến tất cả các lớp da hoặc mô sâu hơn), có dấu hiệu nhiễm trùng như: dịch chảy ra, vết thương đỏ, sưng, đau dữ dội.

Bỏng do hóa chất hoặc điện.

Khó thở hoặc bỏng đường hô hấp.

Vết bỏng có màu đen, nâu hoặc trắng.

Vết bỏng hoặc phồng rộp không lành trong 2 tuần.

Bỏng xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, người già có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh mạn tính (tim mạch, đái tháo đường).

Dưới đậy là một số sản phẩm làm từ các thảo dược giúp trị bỏng được nhiều người ương chuộng

1. Bao Fu Ling

Kem trị  Bảo Phú Linh BaoFuLing được chúng tôi vận chuyển qua đường tiểu ngạch từ Trung Quốc về Việt Nam. BaoFuLing dùng cho các trường hợp bị bỏng, bệnh chàm (Eczema), nứt nẻ và muỗi đốt, bệnh mẩn ngứa, dị ứng, viêm da. Bao Fu Ling là sản phẩm diệt khuẩn có tác dụng nhất định đối với bệnh trĩ.

Tác dụng của sản phẩm

Tác dụng chính là chữa bỏng

Ngoài ra còn dùng cho các bệnh da liễu như: viêm. da do côn trùng cắn, Eczêma, chứng ngứa ngáy, viêm.

Chỉ định của sản phẩm

  • Dị ứng da, viêm da, da bị nứt nẻ
  • Nhiễm trùng da và bỏng da
  • Côn trùng cắn , ngứa, ghẻ lở, các vết sưng đau.
  • Nhiễm trùng
  • Trứng cá, vết chàm

2. Maduxin

Mỡ Maduxin (thành phần chính đem lại công dụng là Cao lá sến) là sản phẩm thuộc đề tài nghiên cứu dùng thuốc thảo dược trị bỏng do các nhà nghiên cứu của Học viện Quân Y thực hiện tại Viện bỏng Quốc Gia từ những năm 90. Dựa trên cơ sở cách dùng lá sến để đắp trị vết bỏng lưu truyền trong dân gian, các nghiên cứu viên đã thiết kế nghiên cứu với phương pháp khoa học và đáng tin cậy. Từ đó sản phẩm Maduxin được sản xuất với đầy đủ thông tin dữ liệu về tiêu chuẩn về chất lượng, hiệu quả chữa trị trên thử nghiệm lâm sàng.

Tác dụng của sản phẩm

Cây sến mật có tên khoa học Madhuca pasquieri, thuộc họ Hồng xiêm. Đây là cây gỗ lớn, cao tới 30- 35m. Trong lá sến mật có hàm lượng tanin và flavonoid cao, có tác dụng diệt khuẩn mủ xanh. Nhờ vậy, các vết thương, vết bỏng không bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, các hoạt chất trong lá sến mật còn có tác dụng tái tạo mô, làm liền vết thương bỏng nông nhanh chóng, tạo màng che phủ vết thương.

Chỉ định của sản phẩm

– Bỏng các cấp độ: bỏng nông, bỏng sâu và bỏng vôi. Tuy nhiên, người dùng chỉ tự điều trị tại nhà với bỏng nông. Các vết bỏng sâu cần được điều trị tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, thăm khám và điều trị đa phác đồ.

– Vết thương hở nhiễm khuẩn.

– Các vết xây xát, đứt tay, chảy máu.

3. B76

Bột bỏng B76 là công trình nghiên cứu thuộc đề tài cấp Bộ Quốc Phòng do Học viện Quân Y thực hiện. Sau khi nghiên cứu thành công và cho thấy có hiệu quả trên lâm sàng, bột bỏng b76 được cấp phép và sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sản xuất Thực phẩm chức năng (TPCN) Học viện Quân Y. Từ đó đến nay đã nhiều năm, sản phẩm được nhiều người dân tin dùng và thậm chí còn mua dự phòng trong nhà như một sản phẩm dùng cho các trường hợp vết thương, vết xước trầy da ở mức độ nhẹ.

Tác dụng của sản phẩm

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người có thể xuất hiện rất nhiều nguyên nhân gây bỏng như chạm vào nước sôi, bỏng bô xe máy, chạm vào những đồ vật nóng…Thuốc bỏng B76 Học Viện Quân Y với thành phần chính là bột vỏ cây Xoan Trà từ xa xưa đã được biết tới như một loại thuốc đắp lên những vết thương gây da do bỏng giúp làm dịu đi các vết bỏng, thúc đẩy nhanh quá trình liền sẹo.

Chỉ định của B76

Bệnh nhân bị bỏng cấp độ II, bỏng cấp đọ III nông.

Người bị bỏng do nhiệt như: bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy.

Bệnh nhân bị loét bàn chân do bệnh đái tháo đường.

Người loét tỳ đè do nằm liệt lâu năm.

Người có vết thương trầy xước, bị bệnh chốc đầu, phổng da, nước ăn da chân tay.

Trả lời